cskh@atld.vn 0917267397
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4213:1986 về Chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp chế biến mủ cao su

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4213 : 1986

CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO TRONG XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN MỦ CAO SU

Artificial lighting in the caoutchouc - factory

Tiêu chuẩn này quy định chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su. Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế, sửa chữa, thay thế và quản lí các thiết bị chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su.

1. Quy định chung

1.1. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo những nơi sản xuất của nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này và TCVN 3743 : 1983.

1.2. Chiếu sáng làm việc trong các phân xưởng, gian sản xuất được phép sử dụng đèn nung sáng hoặc đèn huỳnh quang theo quy định trong bảng 1.

1.3. Trong tất cả các phân xưởng, gian sản xuất phải đặt chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người phù hợp với các yêu cầu quy định trong điều 1.8 và 1.9 của TCVN 3743 : 1983.

1.4. Trong phạm vi nhà máy, xí nghiệp cần phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp với yêu cầu quy định trong điều 1.12 của TCVN 3743 : 1983.

1.5. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cần phải tính đến hệ số dự trữ để bù lại sự giảm độ rọi trong quá trình sử dụng hệ thống chiếu sáng. Hệ số dự trữ và thời hạn lau đèn quy định trong bảng 2.

2. Chiếu sáng nhân tạo trong các phân xưởng và gian sản xuất

2.1. Độ rọi trên mặt làm việc và hệ thống chiếu sáng trong các phân xưởng, gian sản xuất phải tuân theo quy định trong bảng 1.

2.2. Cho phép lấy giá trị độ rọi theo cấp công việc cao nhất làm độ rọi chiếu sáng chung trong những phân xưởng, gian sản xuất có nhiều cấp công việc khác nhau, khi không thể sử dụng chiếu sáng chung cho khu vực được.

2.3. Trong các phân xưởng, gian sản xuất thường xuyên có người làm việc nên chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang.

2.4. Đèn dùng chiếu sáng chung phải có bộ phận phản xạ ánh sáng với góc bảo vệ không nhỏ hơn 15o đối với đèn huỳnh quang và không nhỏ hơn 10o đối với đèn nung sáng.

Cách xác định góc bảo vệ của đèn quy định trong phụ lục 1.

2.5. Độ cao treo đèn so với sàn nhà trong hệ thống chiếu sáng chung không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong bảng 4 và 5 của TCVN 3743 : 1983.

3. Kiểm tra sử dụng và bảo dưỡng thiết bị chiếu sáng

3.1. Phải kiểm tra giá trị độ rọi của chiếu sáng làm việc trong các phân xưởng, gian sản xuất ít nhất một lần trong một năm.

3.2. Phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng sự cố và phân tán người ít nhất ba tháng một lần.

3.3. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của nguồn sáng và đèn.

3.4. Nguồn sáng, đèn bị hư hỏng phải được sửa chữa và thay thế ngay, chậm nhất không quá hai ngày đối với nguồn sáng và năm ngày đối với đèn kể từ ngày nguồn sáng hoặc đèn bị hư hỏng.

3.5. Thay thế nguồn sáng hoặc đèn phải phù hợp về kiểu, loại, công suất và điện áp.

3.6. Khi nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị chiếu sáng cần phải lập hồ sơ theo dõi như các bảng mẫu quy định trong phụ lục 2.

Bng 1: Độ rọi chiếu sáng nhân tạo trong các phân xưởng, gian sản xuất

Tên phân xưởng, gian phòng, khu vực sản xut

Mt làm vic

Mt xác định độ rọi tiêu chun

Cấp công vic

Đ rọi nh nht, lux

Ghi chú

Chiếu sáng bng đèn huỳnh quang

Chiếu sáng bằng đèn nung sáng

Hệ thng chiếu sáng chung

H thống chiếu sáng hn hp

Hệ thống chiếu sáng chung

H thng chiếu sáng hn hp

Chiếu sáng chung và cục b

Riêng chiếu sáng chung

Chiếu sáng chung và cc bộ

Riêng chiếu sáng chung

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1. Công đoạn mủ nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bể mủ trên dưới

Miệng chảy nút điều khiển

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

- Khu vực đánh đông mủ

Sàn nhà, vòi chảy

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

- Khu vực ngâm (NH3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Amoniắc

Van điều khiển trên đường ống

ngang

Vc

75

 

 

30

 

 

 

- Khu vực máy quay li tâm, khu vực vào chai

Vòi chảy miệng chai

ngang

Vc

75

 

 

30

 

 

 

- Phòng hóa nghiệm

trên bàn làm việc

ngang

IId

150

400

150

75

200

75

 

- Khu vực chứa nguyên liệu, gian chọn mủ, bể rửa mủ

Sàn nhà, trên mặt nước

ngang

Vc

75

 

 

30

 

 

 

- Khu vực chứa đất, bể chứa cao lanh và đánh đông

Sàn nhà

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

- Bồn đánh tan đất vào nước

Mặt nước

ngang

Vc

75

 

 

30

 

 

 

2. Công đoạn gia công cơ học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Máy lạng

Lưỡi cưa trục cán

ngang

IVd

100

 

 

50

 

 

 

- Máy vận chuyển

Mặt nước

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

- Rửa mũ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Máy cán

nơi tiếp xúc hai trục cán cao 0,8m

Nghiêng

VI + 1

100

 

 

50

 

 

Tăng lên 1 bậc theo thang độ rọi vì mức nguy hiểm cao

- Máy nhai

Miệng vào mủ vớt mũ

ngang

IVd

100

 

 

50

 

 

 

- Máy băm, máy cốm, máy bún

IVd

100

 

 

50

 

 

 

- Đường vận chuyển mủ

Sàn nhà, đường ray

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

3. Công đoạn gia công nhiệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khu vực lò xong dầu vào mủ, thân lò

Đường ray

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

- Khu ro mủ

Nút điều khiển biểu đồ tự ghi

ngang

IVd

100

 

 

50

 

 

 

- Khu vực cân ép: Bàn cân

Vạch chỉ cân

Đứng

IVd

100

 

 

50

 

 

 

Máy ép

Bàn điều khiển

Đứng

IVd

100

 

 

50

 

 

 

- Khu lò sấy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường vận chuyển

Đường ray

ngang

IV

75

 

 

30

 

 

 

Vị trí lên mủ

Sào phơi cách mặt đất 0,8m

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

- Cửa lò sấy

Nhiệt kế

Đứng

V

75

 

 

30

 

 

 

- Nơi xuống mủ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vị trí kiểm tra phân loại mủ

Sàn nhà

ngang

IVd

100

 

 

50

 

 

 

4. Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu vực đóng kiện

Sàn nhà

ngang

VI

75

 

 

30

 

 

 

Bảng 2: Hệ s dự trữ v thời hạn lau đèn

Tên công đoạn sản xuất

Hệ số dự trữ

Số lần lau đèn
lần/năm

Đèn huỳnh quang

Đèn nung sáng

Công đoạn chế biến mủ

1,8

1,5

6

Công đoạn gia công cơ học

1,5

1,3

4

Công đoạn gia công nhiệt

1,8

1,5

6

Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm

1,5

1,3

4

 

Phụ lục 1

Góc bảo vệ của đèn

a. Đèn nung sáng nhìn thấy dây tóc bóng đèn

b. Đèn nung sáng bóng mờ

c. Đèn huỳnh quang không có bộ phận tán xạ ánh sáng

d. Đèn huỳnh quang có bộ phận tán xạ ánh sáng.

 

Phụ lục 2

Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng và bảo dưỡng thiết bị chiếu sáng

a) Mẫu trang đầu của sổ

Tên phân xưởng

Ngày đưa vào sử dụng các hệ thống chiếu sáng

Các hệ thống chiếu sáng trong phân xưởng

Đèn

Nguồn sáng

Tổng công suất trong hệ thống CSKV

Ghi chú

Kiểu loại

Tổng số, cái

Kiểu loại

Công suất, W điện áp, V

Tổng số, cái

Chiếu sáng chung

Chiếu sáng cục bộ

Chiếu sáng sự cố

Chiếu sáng phân tán người

Chiếu sáng bảo vệ

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ theo dõi bảo dưng thiết bị chiếu sáng                       Quđốc phân xưởng

 

b) Mẫu bảng theo dõi tình hình hư hỏng thiết bị chiếu sáng

Ngày tháng năm

Số nguồn sáng hư hỏng, cái

Số đèn hư hỏng, cái

Lý do

Bóng đèn nung sáng

Bóng đèn huỳnh quang

Hệ thống chiếu sáng chung

Hệ thống chiếu sáng cục bộ

Hệ thống chiếu sáng chung

Hệ thống chiếu sáng cục bộ

Hệ thống chiếu sáng chung

Hệ thống chiếu sáng cục bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Mẫu bảng theo dõi tình hình thay thế thiết bị chiếu sáng

Ngày tháng năm

Thay nguồn sáng

Thay đèn

Ghi chú

Bóng đèn nung sáng

Bóng đèn huỳnh quang

Số lượng, cái

Kiểu loại

Số lượng, cái

Công suất, W điện áp, V

Số lượng, cái

Công suất, W điện áp, V

Hệ thống chiếu sáng chung

Hệ thống chiếu sáng cục bộ

Hệ thống chiếu sáng chung

Hệ thống chiếu sáng cục bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Mẫu bảng theo dõi tình hình kiểm tra bảo dưỡng thiết bị chiếu sáng

Ngày tháng năm

Số đèn lau chùi theo định kì, cái

Số đèn đã sửa chữa, cái

Kiểm tra

Ghi chú

Độ rọi trong phân xưởng, lux

Điện thế mạng điện chiếu sáng trong phân xưởng, V

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết