cskh@atld.vn 0917267397
Hỏi & Đáp: Kinh doanh thu mua phế liệu có cần đăng ký giấy phép không?

1. Đối tượng nào phải đăng ký kinh doanh? (Điều 7 Luật Thương mại)

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật.

Thế nào là thương nhân? (Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại)

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thế nào là hoạt động thương mại? (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại)

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Có trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu với hình thức là các cá nhân mua rong, mua dạo, không có địa điểm cố định và di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp, đi bộ thì không phải đăng ký kinh doanh. Còn hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu của các thương nhân thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

2. Điều kiện hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu như thế nào?

Hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Để kinh doanh, thương nhân chỉ cần đăng ký bổ sung mã ngành phù hợp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành (46697 - Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại).

Để hoạt động, thương nhân cần đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và tùy vào quy mô dự án mà có thể phải làm đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bên cạnh đó, thương nhân cũng cần đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Riêng nhập khẩu phế liệu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cần đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Ngoài các quy định trên, cần lưu ý thêm các điều kiện tại Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình.

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết