cskh@atld.vn 0917267397
Hỏi & Đáp: Khi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, có bắt buộc phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp không?

1. Đối tượng nào phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp? (Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT)

- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

- Người lao động chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

2. Tần suất khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT)

- Ít nhất 06 tháng một lần

- Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.

3. Ai chi trả chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp? (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động)

Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hiện hành được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT.

...

Như vậy, khi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, các đối tượng tại Mục 1 phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp với tần suất ít nhất 06 tháng/lần (trừ các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính thì thực hiện theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu)

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết