cskh@atld.vn 0917267397
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13681:2023 (ASTM D6311-98(2014)) về Hướng dẫn thiết lập dữ liệu môi trường liên quan đến các hoạt động quản lý chất thải - Lựa chọn và tối ưu hóa thiết kế lấy mẫu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13681:2023
ASTM D6311 - 98 (2014)

HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI LỰA CHỌN VÀ TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ LẤY MẪU

Standard guide for generation of environmental data related to waste management activities: Selection and optimization of sampling design

Lời nói đầu

TCVN 13681:2023 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D6311 - 98 (2014) Standard guide for generation of environmental data related to waste management activities: Selection and optimization of sampling design với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D6311 -98 (2014) thuộc bản quyền ASTM quốc tế

TCVN 13681:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HƯỚNG DN THIT LẬP DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI LỰA CHỌN VÀ TỐI ƯU HÓA THIẾT K LẪY MẪU

Standard guide for generation of environmental data related to waste management activities: Selection and optimization of sampling design

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn thực tế về thu thập và tối ưu hóa các thiết kế lấy mẫu trong các hoạt động lấy mẫu quản lý chất thải, trong bối cảnh các yêu cầu được thiết lập theo các mục tiêu chất lượng dữ liệu hoặc quá trình lập kế hoạch khác.

1.2  Tài liệu này (1) cung cấp hướng dẫn lựa chọn thiết kế lấy mẫu; (2) phác thảo các phương pháp để tối ưu hóa các thiết kế đề xuất; và (3) mô tả các biến số cần được cân bằng trong việc lựa chọn thiết kế tối ưu hóa cuối cùng.

1.3  Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các quy tắc về an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm thiết lập các quy định thích hợp về an toàn, sức khoẻ và môi trường, và phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12950 (ASTM D6051), Chất thải - Hướng dẫn về lấy mẫu tổ hợp và mẫu phụ hiện trường áp dụng cho các hoạt động quản lý chất thải môi trường

TCVN 12951 (ASTM D5956), Hướng dẫn chiến lược lấy mẫu chất thải không đồng nhất

TCVN 12953 (ASTM D6044), Hướng dẫn lấy mẫu đại diện cho quản lý chất thải và môi trường bị nhiễm bẩn

TCVN XXX (ASTM D6232), Hướng dẫn lựa chọn thiết bị lấy mẫu cho các hoạt động thu thập dữ liệu chất thải và môi trường bị ô nhiễm

ASTM E135 Terminology Relating to Analytical Chemistry for Metals, Ores, and Related Materials (Thuật ngữ liên quan đến hóa phân tích đối với kim loại, quặng và vật liệu liên quan)

ASTM E943 Terminology Relating to Biological Effects and Environmental Fate (Thuật ngữ liên quan đến các hiệu ứng sinh học và tồn tại môi trường)

USEPA, Guidance for the Data Quality Objectives Process, EPA QA/G-4, Quality Assurance Management staff, Washington, DC, March 1995 (Hướng dẫn về quy trình mục tiêu chất lượng dữ liệu, EPA QA/G-4)

USEPA, Data Quality Objectives Process for Superfund - Workbook, EPA 540/R-93/078 (OSWER 9355.9-01 A), Office of Emergency and Remedial Response, Washington, D.C., September 1993 (Quy trình mục tiêu chất lượng dữ liệu cho Superfund - Workbook, EPA 540/R-93/078)

USEPA, Environmental Investigations Branch Standard Operating Procedures and Quality Assurance Manual (EISOPQAM), Region 4 - Science and Ecosystem Support Division, Athens, GA, May 1996 (S tay đảm bảo chất lượng và quy trình thao tác chuẩn về điều tra môi trường (EISOPQAM))

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Độ chính xác (accuracy)

Sự gần sát của giá trị đo được với giá trị thực hoặc giá trị chuẩn hoặc quy chiếu được chấp nhận.

[NGUỒN: ASTM E135]

3.2

Thuộc tính (attribute)

Chất lượng của các mẫu hoặc của một tập hợp.

[NGUỒN: TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.3

Đặc tính (characteristic)

Tính chất của các chỉ tiêu trong một mẫu hoặc một tập hợp có thể được đo, đếm hoặc quan sát. [NGUỒN: TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.3.1 Giải thích - Đặc tính quan tâm có thể là nồng độ cadimi hoặc khả năng bắt lửa của một tập hợp.

3.4

Mẫu t hợp (composite sample)

Sự kết hợp của hai hoặc nhiều mẫu.

3.5

Khoảng tin cậy (confidence interval)

Một phạm vi số sử dụng để giới hạn giá trị của một tham số của tập hợp với mức độ tin cậy quy định (khoảng đó bao gồm giá trị của tham số thực).

3.5.1  Giải thích - Khi đưa ra khoảng tin cậy, cần xác định số lượng quan sát mà khoảng này được tính dựa trên cơ sở đó.

3.6

Mức độ tin cậy (confidence level)

Xác suất, thường biểu thị theo phần trăm, mà khoảng tin cậy sẽ chứa tham số đang quan tâm.

3.7

Mục tiêu chất lượng dữ liệu (data quality objectives)

DQO

Các tuyên bố định tính và định lượng rút ra từ quá trình DQO mô tả các quy tắc quyết định và độ không đảm bảo của (các) quyết định trong phạm vi bối cảnh của (các) vấn đề.

[NGUỒN TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.8

Quá trình mục tiêu chất lượng dữ liệu (data quality objectives process)

Công cụ quản lý chất lượng dựa trên phương pháp khoa học và được cơ quan có thẩm quyền xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch các hoạt động thu thập dữ liệu môi trường.

[NGUỒN TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.8.1  Giải thích - Quá trình DQO cho phép người lập kế hoạch tập trung nỗ lực lập kế hoạch của họ bằng cách quy định việc sử dụng dữ liệu (quyết định), tiêu chí quyết định (mức độ hành động) và tỷ lệ sai lỗi quyết định có thể chấp nhận được của người ra quyết định. Các sản phẩm của quá trình DQO là các DQO.

3.9

Quy tắc ra quyết định (decision rules)

Tập hợp các chỉ thị dưới dạng câu lệnh có điều kiện để xác định: (1) dữ liệu mẫu sẽ được so sánh thế nào so với điểm quyết định hoặc mức độ hành động, (2) quyết định nào được đưa ra từ việc so sánh, và (3) hành động tiếp theo nào sẽ được thực hiện dựa trên các quyết định.

3.10

Lỗi sai số âm (false negative error)

Lỗi xảy ra khi dữ liệu (môi trường) đánh lừa (các) người ra quyết định là không thực hiện hành động, trong khi lại cần thực hiện hành động.

3.11

Lỗi sai số dương (false positive error)

Lỗi xảy ra khi dữ liệu môi trường đánh lừa (các) người ra quyết định là thực hiện hành động khi không nên thực hiện hành động.

3.12

Tính không đồng nhất (heterogeneity)

Điều kiện của một tập hợp mà theo đó tất cả các hạng mục của tập hợp là không hoàn toàn giống nhau về phương diện đặc tính đang quan tâm.

[NGUỒN: TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.13

Tính đồng nhất (homogeneity)

Điều kiện của tập hợp mà theo đó tất cả các hạng mục của tập hợp là giống hệt nhau về phương diện đặc tính đang quan tâm.

[NGUỒN: TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.14

Mẫu đại diện (representative sample)

Một mẫu được thu thập theo một cách thức mà nó phản ánh một hoặc nhiều đặc điểm quan tâm (như đã xác định bởi các mục tiêu dự án) của một tập hợp mà từ tập hợp đó mẫu đã được thu thập.

[NGUỒN: TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.15

Rủi ro (risk)

Xác suất hoặc khả năng xảy ra ảnh hưởng bất lợi.

[NGUỒN: ASTM E943]

3.16

Mẫu (sample)

Một phần vật liệu được thu thập dùng để thử nghiệm hoặc cho các mục đích lưu lại.

[NGUỒN: TCVN 12951 (ASTM D5956)]

3.16.1  Giải thích - Mẫu là một thuật ngữ có nhiều nghĩa. Thành viên nhóm dự án thu thập các mẫu mang tính vật lý (ví dụ, từ bãi rác, thùng phuy hoặc ống thải) hoặc việc phân tích các mẫu, xem mẫu là đơn vị của một tập hợp được thu thập và đặt trong một thùng chứa. Trong thống kê, mẫu được xem như là một tập hợp con của tập thể và tập hợp con này có thể bao gồm một hoặc nhiều mẫu vật lý. Để giảm thiểu sự nhầm lẫn, thuật ngữ “mẫu vật lý” được tham chiếu đến mẫu được giữ trong thùng chứa mẫu hoặc phần của tập hợp được đo.

3.17

Thiết kế lấy mẫu (sampling design)

(1) các sơ đồ lấy mẫu xác định (các) điểm để lấy mẫu; (2) các chương trình lấy mẫu và các thành phần liên quan để thực hiện một lần lấy mẫu.

3.17.1  Giải thích - Cả hai định nghĩa trên đều được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực môi trường. Do đó, cả hai đều được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

4  Ý nghĩa và sử dụng

....

Vui lòng Tải về để xem chi tiết

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết