cskh@atld.vn 0917267397
Tổng hợp: Quyền lợi và chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1.1 Khái niệm: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là các nghề, công việc mà người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại có khả năng gây ra sự cố mất ATVSLĐ, chấn thương hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. 

1.2 Phân loại theo điều kiện lao động: Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được chia thành 3 loại 

- Loại IV: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Loại V, VI: Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1.3 Danh sách Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Theo danh sách do cơ quan nhà nước ban hành tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, 19/2023/TT-BLĐTBXH hoặc

- Cơ sở bổ sung sau khi thực hiện phân loại lao động theo quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

2. Quyền lợi và chế độ khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

TT Quyền lợi Cụ thể Căn cứ pháp lý
1 Thời giờ làm việc Được đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019
2 Ngày nghỉ hằng năm

Được nghỉ phép năm dài hơn so với những người làm công việc bình thường nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 14 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019
3 Lao động nữ Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

4 Người lao động cao tuổi

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

 

khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019
5 Người lao động là người khuyết tật

Không được phép sử dụng người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó

 

khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019
6 Người học nghề, tập nghề trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người chưa đủ 18 tuổi sẽ không được người sử dụng lao động tuyển dụng để học nghề, tập nghề đối với những công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

 

khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019
7 Tuổi nghỉ hưu Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu. khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019
8 Chế độ ốm đau

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành là 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

 

điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
9 Chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.

khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Thông tư 15/2016/TT-BYT & 02/2023/TT-BYT

10 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

Mức bồi dưỡng được quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

- Mức 1: 13.000 đồng;

- Mức 2: 20.000 đồng;

- Mức 3: 26.000 đồng;

- Mức 4: 32.000 đồng.

khoản 1 Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH 

11 Chế độ chăm sóc sức khỏe

- Trước khi bố trí hoặc trước khi chuyển người lao động sang làm công việc việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.

- Được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng một lần

Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Chương II, III - Thông tư 28/2016/TT-BYT

12 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chủng loại, đối tượng, sổ lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH

13 Huấn luyện ATVSLĐ Được tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này nếu công việc nằm trong danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo danh mục hiện hành

khoản 2 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH

 

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết