cskh@atld.vn 0917267397
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10305:2015 về Cảng thủy nội địa - Phân cấp kỹ thuật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10305 : 2015

CẢNG THỦY NỘI ĐỊA - PHÂN CẤP KỸ THUẬT

Inland waterway ports - Technical classification

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn TCVN 10305:2015 Cảng thủy nội địa - Phân cấp kỹ thuật do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CẢNG THỦY NỘI ĐỊA - PHÂN CẤP KỸ THUẬT

Inland waterway ports - Technical classification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa.

2. Tài liệu viện dẫn

- Tiêu chuẩn TCVN 5664:2009 phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giao thông đường thủy nội địa, số 48/2014/QH13, ngày 17/6/2014.

4. Phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa

4.1. Nguyên tắc xác định cp kỹ thuật cảng thủy nội địa

4.1.1. Khi xây dựng, thẩm định, công bố quy hoạch cảng hoặc phê duyệt các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng phải dựa trên tiêu chuẩn này để công bố cấp kỹ thuật của các cảng thủy nội địa.

4.1.2. Việc áp cấp kỹ thuật các cảng vừa xây dựng, cải tạo, nâng cấp xong phải căn cứ vào hồ sơ hoàn công và đối chiếu với tiêu chuẩn này để công bố cấp cảng.

4.1.3. Việc áp cấp kỹ thuật các cảng đang khai thác phải căn cứ vào khả năng thực tế của các cảng và đối chiếu với tiêu chuẩn này để công bố cấp cảng. Trong đó khả năng tiếp nhận phương tiện cập cảng là kết quả kiểm tra tính toán thực tế của cảng do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân về công trình thủy kiểm định ở thời điểm áp cấp.

4.1.4. Cảng thủy nội địa phải đạt đồng thời các tiêu chuẩn quy định của bảng phân cấp mới được áp vào cấp tương ứng.

4.2. Cấp kỹ thuật cng thủy nội địa

4.2.1. Cấp kỹ thuật cảng hàng hóa

4.2.1.1. Tiêu chí phân cấp

- Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa tại nơi xây dựng cảng;

- Quy mô công trình cảng và khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác;

- Khả năng cho phép loại phương tiện lớn nhất cập cầu cảng;

- Năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng/năm; mức độ cơ giới hóa xếp dỡ và khả năng xếp dỡ kiện hàng trọng lượng tối đa.

4.2.1.2. Cp kỹ thuật cng hàng hóa

Cảng hàng hóa được chia thành 4 cấp kỹ thuật từ cấp I đến cấp IV theo Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1 - Cấp kỹ thuật cảng hàng hóa

TT

Cấp cảng

Cấp kỹ thuật tuyến ĐTNĐ

Quy mô công trình

Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất

Năng lực hàng hóa thông qua năm

1

2

3

4

5

6

1

Cấp I

Đặc biệt, I

- Công trình bến vĩnh cửu có đủ chiều dài tuyến bến cho ít nhất một phương tiện neo đậu, làm hàng;

- Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, đường nội bộ bê tông hoặc vật liệu tương tự, thiết bị xếp dỡ cơ giới.

- Có cơ sở dịch vụ;

- Có vùng nước neo đậu, vùng nước quay trở;

- Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác

Trọng tải từ 3000 tấn trở lên

Trên 3,0 triệu tấn, cơ giới hóa 100%.

Thiết bị bốc xếp có sức nâng đến 50T hoặc container 40feet.

2

Cấp II

Đặc biệt, I, II

- Cônq trình bến vĩnh cửu có đủ chiều dài cho ít nhất một phương tiện neo đậu, làm hàng;

- Có vùng nước neo đậu, vùng nước quay trở;

- Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới. Có cơ sở dịch vụ;

- Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác

Trọng tải từ 1.000 tấn đến 3.000 tấn

Trên 1,5 triệu tấn, cơ giới hóa 80%.

Thiết bị bốc xếp có sức nâng đến 30T hoặc container 20feet.

3

Cấp III

I đến IV

- Công trình bến vĩnh cửu có đủ chiều dài cho ít nhất một phương tiện neo đậu, làm hàng;

- Có nhà điều hành, thiết bị xếp dỡ cơ giới và đường ra vào cảng.

Trọng tải từ 400 đến 1.000 tấn

Trên 1 triệu T/năm. Cơ giới hóa trên 50%.

4

Cấp IV

I đến IV

- Công trình bến vĩnh cửu có đủ chiều dài cho ít nhất một phương tiện neo đậu, làm hàng, có nhà điều hành và đường ra, vào cảng.

Trọng tải đến 400 tấn

Trên 0,5 triệu T/năm. Cơ giới hóa trên 50%.

4.2.2. Cấp kỹ thuật cảng hành khách

4.2.2.1. Tiêu chí phân cấp:

- Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa nơi xây dựng cảng;

- Quy mô công trình, trang thiết bị, cơ sở dịch vụ phục vụ hành khách và khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác;

- Lượng hành khách thông qua cảng trong năm;

- Khả năng cho phép loại phương tiện lớn nhất cập cầu cảng.

4.2.2.2. Cp kỹ thuật cảng hành khách

Cảng hành khách được chia thành 3 cấp kỹ thuật từ cấp I đến cấp III theo Bảng 2 dưới đây

Bng 2 - Cấp kỹ thuật cảng hành khách

STT

Cấp cảng

Cấp KT tuyến ĐTNĐ

Quy mô công trình

Cỡ phương tiện lớn nhất

Số lượng hành khách thông qua

1

2

3

4

5

6

1

Cảng khách cấp I

Đặc biệt đến cấp II

- Công trình bến vĩnh cửu, có nhà chờ trang bị tiện nghi; có nhà điều hành và khu vực làm thủ tục của các cơ quan chức năng, cơ sở dịch vụ đủ điều kiện phục vụ khách nội địa và khách quốc tế;

- Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác.

tàu có sức chở từ 300 khách trở lên

Trên 200.000 khách/năm

2

Cảng khách cấp II

Cấp I đến cấp IV

- Công trình bến vĩnh cửu, có nhà chờ trang bị tiện nghi, nhà điều hành, nhà bán vé, sân đỗ xe ô tô. Thuận tiện giao thông;

- Có cơ sở dịch vụ.

Tàu có sức chở từ 100 khách đến dưới 300 khách

Từ 100.000 khách đến dưới 200.000 khách/năm

3

Cảng khách cấp III

Cấp I đến cấp IV

- Công trình bến vĩnh cửu, có nhà chờ và khu dịch vụ.

- Thuận tiện giao thông.

Tàu có sức chở dưới 100 khách

Dưới 100.000 khách/năm

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa

4.1. Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa

4.2. Cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa

4.2.1. Cấp kỹ thuật cảng hàng hóa

4.2.2. Cấp kỹ thuật cảng hành khách

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết