cskh@atld.vn 0917267397
Thông tư 54/2024/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG, PHỤ TÙNG XE CƠ GIỚI TRONG NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010; Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu.

2. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Xe cơ giới, phụ tùng xe cơ giới được nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi tắt là xe) bao gồm:

a) Các loại xe được quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường;

b) Ô tô sát xi được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (sau đây gọi tắt là Nghị định số 116/2017/NĐ-CP);

2. Phụ tùng xe cơ giới (sau đây gọi tắt là phụ tùng) là các tổng thành, hệ thống, chi tiết của xe cơ giới thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;

3. Phụ tùng chưa qua sử dụng là phụ tùng xe cơ giới chưa được sử dụng để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa xe cơ giới;

4. Xe cơ giới chưa qua sử dụng là xe cơ giới chưa được đăng ký lưu hành trước khi được nhập khẩu về Việt Nam;

5. Xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng là xe máy chuyên dùng chưa được đăng ký lưu hành hoặc chưa được đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất, thi công;

6. Phụ tùng cùng kiểu loại là phụ tùng có cùng đặc điểm với loại phụ tùng tương ứng tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;

7. Xe cùng kiểu loại là các xe có cùng đặc điểm được xác định theo nguyên tắc nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

8. Hàng hóa nhập khẩu là xe, phụ tùng nhập khẩu;

9. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện nhập khẩu xe, phụ tùng theo quy định của pháp luật;

10. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và được Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, chỉ định để thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm xe, phụ tùng;

11. Cơ sở thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm chuyên ngành hoặc tổ chức dịch vụ kỹ thuật thuộc danh sách niêm yết của nước thành viên tham gia điều ước quốc tế liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ mà Việt Nam là thành viên;

12. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng là tài liệu của nhà sản xuất xe nước ngoài cấp cho từng xe ô tô trong đó có các thông tin sau: số khung (hoặc số VIN), số động cơ, thông số kỹ thuật cơ bản nêu tại mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

13. Báo cáo thử nghiệm an toàn là kết quả thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm khi thử nghiệm xe cơ giới mẫu;

14. Báo cáo thử nghiệm khí thải là một trong hai loại tài liệu sau:

a) Kết quả thử nghiệm khí thải của cơ sở thử nghiệm đối với xe cơ giới mẫu hoặc động cơ xe cơ giới mẫu;

b) Tài liệu của cơ sở thử nghiệm trong đó có xác nhận Báo cáo thử nghiệm khí thải do cơ sở thử nghiệm nước ngoài cấp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải theo quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.

15. Báo cáo thử nghiệm phụ tùng là kết quả thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm khi thử nghiệm phụ tùng mẫu đối với loại phụ tùng nêu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;

16. Báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng là một trong hai loại tài liệu sau:

a) Kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng của cơ sở thử nghiệm đối với xe cơ giới mẫu;

b) Tài liệu của cơ sở thử nghiệm trong đó có xác nhận Báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng do cơ sở thử nghiệm nước ngoài cấp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức tiêu thụ năng lượng đối với loại xe tương ứng theo quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Thông báo kết quả đánh giá bảo đảm chất lượng (sau đây gọi tắt là thông báo kết quả đánh giá COP) là tài liệu còn hiệu lực thể hiện kết quả đánh giá việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất theo quy định tại Điều 8, Điều 11 của Thông tư này;

18. Báo cáo kết quả đánh giá bảo đảm chất lượng (sau đây gọi tắt là báo cáo kết quả đánh giá COP) là tài liệu về kết quả đánh giá đạt yêu cầu bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất theo quy định tại Điều 8, Điều 11 của Thông tư này và là căn cứ để cấp thông báo kết quả đánh giá COP.

19. Chứng chỉ chất lượng là kết quả chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận cấp, bao gồm các tài liệu sau:

a) Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là thông báo miễn) là tài liệu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận) là tài liệu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là thông báo không đạt) là tài liệu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thông báo xe hoặc phụ tùng vi phạm (sau đây gọi tắt là thông báo vi phạm) là tài liệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

20. Bản giải mã số VIN là tài liệu của nhà sản xuất xe cơ giới giải thích các ký tự thể hiện trên số VIN (tên tiếng Anh là Vehicle Identification Number) đối với mỗi kiểu loại xe cơ giới.

21. Bản sao có xác nhận của người nhập khẩu bao gồm:

a) Đối với hồ sơ giấy: là bản chụp từ bản chính, trên đó có chữ ký của đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu của tổ chức nhập khẩu hoặc là bản chụp từ bản chính, trên đó có chữ ký của cá nhân nhập khẩu;

b) Đối với hồ sơ điện tử: là bản chụp từ bản chính hoặc bản chụp từ bản sao nêu tại điểm a của khoản này và được tải lên hồ sơ điện tử dưới định dạng tệp ảnh: PDF, JPEG, TIFF…;

22. Mức tiêu thụ năng lượng của xe là lượng nhiên liệu, điện năng tiêu thụ của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử nghiệm xác định;

23. Triệu hồi là hành động của người nhập khẩu theo ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài thực hiện đối với xe cơ giới đã được cung cấp ra thị trường có khuyết tật trong quá trình thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp nhằm khắc phục, ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra;

24. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận (sau đây gọi là cơ quan chứng nhận) là Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1. XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG

Điều 4. Trình tự, thủ tục thực hiện

1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra

Người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (nộp hồ sơ điện tử). Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là trường hợp bất khả kháng), người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho cơ quan chứng nhận theo các địa chỉ công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chứng nhận.

2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra

Cơ quan chứng nhận tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và trả kết quả trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cụ thể như sau:

Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận ký xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hệ thống tự động cấp số đăng ký kiểm tra và gửi lên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc cơ quan chứng nhận cấp số đăng ký kiểm tra, ký xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trả lại người nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan cửa khẩu;

Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu bổ sung, sửa đổi;

Cơ quan chứng nhận có quyền từ chối tiếp nhận hoặc trả lại hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo cho người nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này (đối với hồ sơ giấy) trong các trường hợp sau:

a) Xe nhập khẩu không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;

b) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra thể hiện xe thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP);

c) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam;

d) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra thể hiện xe nhập khẩu có tiêu chuẩn khí thải thấp hơn tiêu chuẩn khí thải theo quy định của pháp luật;

đ) Không khai báo số khung (hoặc số VIN đối với xe cơ giới; số PIN hoặc số seri của xe máy chuyên dùng) trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

e) Quá 30 ngày kể từ ngày mở hồ sơ đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu không xuất trình phương tiện để kiểm tra đối với lô hàng nhập khẩu trước đó trừ trường hợp bất khả kháng;

g) Người nhập khẩu đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện kiểm tra

a) Người nhập khẩu gửi bản xác nhận kế hoạch kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia kèm theo số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hồ sơ điện tử) hoặc gửi tới cơ quan chứng nhận bản xác nhận kế hoạch kiểm tra kèm theo bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy). Cơ quan chứng nhận thực hiện việc kiểm tra trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc đối với địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu hoặc không quá 05 ngày làm việc đối với địa điểm kiểm tra tại kho bảo quản của người nhập khẩu, kể từ ngày kiểm tra do người nhập khẩu đề nghị trên bản xác nhận kế hoạch kiểm tra. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện kiểm tra, cơ quan chứng nhận thống nhất với người nhập khẩu để kiểm tra trong thời gian phù hợp;

b) Cơ quan chứng nhận thông báo tới người nhập khẩu thông tin về đăng kiểm viên kiểm tra, thời gian kiểm tra trước khi thực hiện việc kiểm tra;

c) Trường hợp phải lấy mẫu thử nghiệm, đăng kiểm viên lập biên bản lấy mẫu theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này để người nhập khẩu xuất trình khi làm việc với cơ sở thử nghiệm. Để rút ngắn thời gian thử nghiệm, người nhập khẩu có quyền lựa chọn phương án sử dụng 02 xe mẫu đối với mỗi kiểu loại: 01 mẫu để thử nghiệm an toàn và 01 mẫu để thử nghiệm khí thải nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc chọn mẫu là do đăng kiểm viên chọn ngẫu nhiên.

4. Cấp Chứng chỉ chất lượng

Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra và hồ sơ được đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Thông tư này, cơ quan chứng nhận cấp Chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc bản giấy (đối với hồ sơ giấy hoặc trường hợp bất khả kháng không thể cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) cho từng xe, cụ thể như sau:

a) Cấp thông báo miễn đối với trường hợp kiểm tra đạt yêu cầu theo phương thức quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

b) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu đối với các phương thức nêu tại khoản 1, 3, 4, 5 Điều 6 của Thông tư này. Riêng đối với xe mẫu đưa đi thử nghiệm thì trong giấy chứng nhận có ghi chú “Chiếc xe này đã dùng để thử nghiệm tại Việt Nam”;

c) Cấp thông báo không đạt đối với trường hợp sau: trường hợp có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu; trường hợp ô tô đã qua sử dụng không được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam; các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, e, k, m, r, s khoản 5 Điều này;

d) Cấp thông báo vi phạm đối với xe nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau: xe nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra hoặc xe nhập khẩu có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam; các trường hợp khác thuộc đối tượng bị xử lý hành chính là tịch thu hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu.

5. Xử lý các trường hợp phát sinh

a) Khi phát hiện số khung hoặc số động cơ xe được kiểm tra khác với hồ sơ đăng ký kiểm tra thì đăng kiểm viên dừng việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các xe này và lập biên bản riêng cho từng xe để làm căn cứ cấp thông báo không đạt, trừ các trường hợp sau: trường hợp có xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu về số khung, số động cơ xe nhập khẩu thực tế; trường hợp người nhập khẩu bổ sung vào hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận của người bán về việc gửi nhầm hàng hóa kèm theo tài liệu có liên quan;

Đối với các trường hợp được loại trừ nêu trên, đăng kiểm viên trả lại hồ sơ đăng ký kiểm tra để người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra đúng với số khung, số động cơ của xe nhập khẩu thực tế.

b) Cấp thông báo không đạt đối với trường hợp sau: xe không có số khung; xe có một phần hoặc toàn bộ số khung không xác định được; xe cơ giới có số khung được đóng trên tấm kim loại hoặc vật liệu khác và gắn vào khung xe bằng các phương pháp hàn, đinh tán, keo dán trừ trường hợp: xe bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung; xe cơ giới được thiết kế không có số khung, chỉ có số VIN; xe máy chuyên dùng không có số khung, chỉ có số PIN hoặc số seri.

c) Cấp thông báo không đạt đối với các trường hợp sau:

Xe không có nhãn hiệu;

Xe cơ giới có số khung hoặc số VIN (trong trường hợp xe cơ giới không có số khung) trùng với số khung hoặc số VIN của xe cơ giới đã được nhập khẩu trước đó; xe máy chuyên dùng có số khung (hoặc số PIN hoặc số seri trong trường hợp xe máy chuyên dùng không có số khung) trùng với số khung (hoặc số PIN hoặc số seri) của xe máy chuyên dùng cùng nhãn hiệu và cùng loại phương tiện đã được nhập khẩu trước đó, trừ trường hợp tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ, trường hợp xe nhập khẩu chính là xe đã được tái xuất khẩu hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

d) Trường hợp phát hiện xe nhập khẩu thuộc đối tượng nêu tại điểm d khoản 4 Điều này, đăng kiểm viên dừng việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này để làm căn cứ cấp thông báo vi phạm đối với từng chiếc xe thuộc đối tượng này.

đ) Trường hợp số khung của xe không đọc được toàn bộ các ký tự bằng mắt thường hoặc trường hợp phát hiện xe nhập khẩu có dấu hiệu của việc tẩy xóa, đục sửa, đóng lại của một trong các trường hợp: số động cơ; số khung hoặc số VIN (trong trường hợp xe cơ giới không có số khung); số khung (hoặc số PIN, số seri trong trường hợp xe máy chuyên dùng không có số khung) thì cơ quan chứng nhận gửi văn bản tới cơ quan giám định chuyên ngành đề nghị xác định tình trạng số khung, số động cơ để làm căn cứ cho việc cấp Chứng chỉ chất lượng.

e) Trường hợp tài liệu cung cấp trong hồ sơ đăng ký kiểm tra khác với xe thực tế thì người nhập khẩu được bổ sung tài liệu phù hợp trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc này. Cơ quan chứng nhận có quyền yêu cầu người nhập khẩu cung cấp bằng chứng về nguồn gốc của tài liệu bổ sung này. Quá thời hạn trên, nếu người nhập khẩu không cung cấp được tài liệu phù hợp với xe thực tế, cơ quan chứng nhận cấp thông báo không đạt.

g) Đối với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy: việc kiểm tra đối chiếu kết cấu của xe mẫu so với các báo cáo thử nghiệm có thể được thay thế bằng việc kiểm tra đối chiếu kết cấu của xe mẫu kiểm tra so với xe được cấp báo cáo thử nghiệm thông qua phần mềm của nhà sản xuất. Trường hợp kiểm tra xe mẫu có thông số kỹ thuật hoặc kết cấu khác với các báo cáo thử nghiệm và không phù hợp với nguyên tắc xác định xe cùng kiểu loại nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này thì áp dụng phương thức kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu. Trường hợp kết cấu hoặc phần mềm liên quan đến khí thải của xe mẫu khác với báo cáo thử nghiệm khí thải nhưng vẫn phù hợp với nguyên tắc xác định xe cùng kiểu loại thì phải thử nghiệm khí thải, trừ trường hợp có tài liệu của nhà sản xuất xe hoặc linh kiện thể hiện các thay đổi đó không làm thay đổi chức năng và kết cấu liên quan đến khí thải.

h) Trường hợp xe mẫu thử nghiệm được nhà sản xuất chạy rà tại nước ngoài để phục vụ công tác thử nghiệm tại Việt Nam thì tình trạng phương tiện thực tế phải phù hợp với xác nhận của nhà sản xuất, khi đó tình trạng phương tiện được xác định là chưa qua sử dụng.

i) Trường hợp xe cơ giới nhập khẩu chỉ đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật nước ngoài để di chuyển ra địa điểm để xuất khẩu, đồng thời, tình trạng xe và chỉ số quãng đường xe đã chạy phù hợp với quãng đường di chuyển từ nơi mua xe hoặc bảo quản xe tới địa điểm để xuất khẩu thì tình trạng phương tiện được xác định là chưa qua sử dụng và trong giấy chứng nhận có ghi chú: “Chỉ số đồng hồ báo quãng đường đã chạy tại thời điểm kiểm tra là … km”.

k) Trường hợp xe ô tô được khai báo tình trạng phương tiện trong hồ sơ đăng ký kiểm tra là chưa qua sử dụng nhưng đăng kiểm viên xác định tình trạng xe thực tế là đã qua sử dụng thì đăng kiểm viên lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó có nội dung yêu cầu trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, người nhập khẩu phải bổ sung một trong các loại tài liệu sau để làm căn cứ xác định tình trạng phương tiện: tài liệu nêu tại điểm m khoản 1 Điều 5 của Thông tư này; xác nhận của nhà sản xuất về việc chạy rà tại nước ngoài; đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật nước ngoài để di chuyển ra địa điểm để xuất khẩu. Quá thời hạn trên, nếu người nhập khẩu không cung cấp được một trong các tài liệu nêu trên hoặc tài liệu cung cấp không phù hợp với tình trạng phương tiện thực tế, cơ quan chứng nhận cấp thông báo không đạt cho chiếc xe này.

l) Trường hợp xe ô tô có trang bị các hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (Advanced Driver Assistance Systems - ADAS), nếu nhà sản xuất đánh giá các hệ thống này chưa phù hợp khi sử dụng tham gia giao thông tại Việt Nam thì nhà sản xuất khuyến nghị và hướng dẫn người nhập khẩu hủy kích hoạt một phần hoặc toàn bộ các hệ thống này và phải bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.

m) Trường hợp xe cơ giới có khối lượng toàn bộ theo thiết kế lớn hơn khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất hoặc có khối lượng toàn bộ phân bố lên trục xe lớn hơn khối lượng cho phép lớn nhất trên trục xe quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô QCVN 09:2024/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc QCVN 11:2024/BGTVT, cơ quan chứng nhận tính toán và ghi nhận giá trị khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất của xe (gọi tắt là hạ tải xe) với điều kiện các giá trị tính toán này đạt yêu cầu đối với kích thước thùng xe quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu trên. Trường hợp hạ tải xe dẫn đến không đạt yêu cầu quy định đối với kích thước thùng xe hoặc trường hợp kích thước của xe lớn hơn kích thước giới hạn cho phép của xe quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì được cấp thông báo không đạt, trừ trường hợp xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng.

n) Các xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng có kích thước lớn hơn kích thước giới hạn cho phép của xe hoặc có khối lượng theo thiết kế lớn hơn khối lượng cho phép lớn nhất tương ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì vẫn được kiểm tra để nhập khẩu nhưng trong giấy chứng nhận phải có ghi chú: xe này có thông số (kích thước, khối lượng) vượt quá giới hạn cho phép lớn nhất, khi tham gia giao thông trên đường dành cho giao thông công cộng phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền về quản lý đường bộ.

o) Trường hợp xe đã qua sử dụng có tài liệu kỹ thuật nhưng không đầy đủ thông số kỹ thuật cơ bản thì thông số kỹ thuật cơ bản của xe được xác định trên cơ sở kiểm tra thực tế.

p) Trường hợp xe đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì người nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi. Riêng đối với xe ô tô thì khối lượng toàn bộ theo thiết kế của xe trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài.

q) Trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo, phản ánh có căn cứ liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với một kiểu loại xe, nếu kết quả kiểm tra, xác minh chưa đủ căn cứ để kết luận, cơ quan chứng nhận lấy mẫu xe trong kho bảo quản của người nhập khẩu để đưa đi thử nghiệm. Trường hợp không còn xe trong kho bảo quản của người nhập khẩu, cơ quan chứng nhận lấy mẫu thử nghiệm trong lô hàng nhập khẩu kế tiếp. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

r) Trường hợp xe máy chuyên dùng có kích thước lớn, phải tháo rời để phù hợp cho việc vận chuyển về Việt Nam thì người nhập khẩu phải lắp ráp hoàn chỉnh xe và xuất trình xe máy chuyên dùng để kiểm tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày được đưa xe về bảo quản. Trừ trường hợp bất khả kháng, quá thời hạn nêu trên, nếu người nhập khẩu không xuất trình hoặc xuất trình xe máy chuyên dùng chưa được lắp ráp hoàn chỉnh, cơ quan chứng nhận cấp thông báo không đạt cho chiếc xe nêu trên. Trường hợp các bộ phận tháo rời được vận chuyển bằng các chuyến hàng khác nhau thì người nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu thể hiện xe máy chuyên dùng được mua nguyên chiếc và việc tháo rời chỉ nhằm mục đích vận chuyển về Việt Nam; thời hạn phải xuất trình xe để kiểm tra là trong vòng 15 ngày kể từ ngày chuyến hàng cuối cùng được đưa về bảo quản.

s) Trường hợp quá hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp hồ sơ đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu không xuất trình xe để kiểm tra, cơ quan chứng nhận gửi người nhập khẩu văn bản để nhắc nhở về việc chậm xuất trình xe để kiểm tra. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản nhắc nhở nêu trên, người nhập khẩu phải gửi văn bản giải trình lý do chậm trễ kèm theo bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Trừ trường hợp bất khả kháng, quá thời hạn nêu trên, nếu người nhập khẩu không có văn bản trả lời kèm theo bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày được đưa xe về bảo quản mà người nhập khẩu không xuất trình xe để kiểm tra, cơ quan chứng nhận cấp thông báo không đạt cho chiếc xe nêu trên.

t) Trường hợp xe nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, người nhập khẩu được phép khắc phục, cụ thể như sau: trường hợp thân vỏ, buồng lái, thùng hàng bị móp méo, có lớp sơn bị trầy xước hoặc ô xi hóa cục bộ nhưng không bị mọt, thủng thì được áp dụng biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế bằng phụ tùng chưa qua sử dụng và cùng kiểu loại. Trường hợp kính chắn gió, kính cửa, kính cửa sổ bị nứt, vỡ; hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu bị nứt, vỡ; các rơ le điều khiển bị thiếu; gương chiếu hậu bị nứt, vỡ; gạt nước bị hư hại hoặc hoạt động không bình thường; ắc quy khởi động động cơ không hoạt động; lốp bị thủng, rách thì được áp dụng biện pháp khắc phục là thay thế bằng phụ tùng chưa qua sử dụng và cùng kiểu loại.

u) Trường hợp xe máy chuyên dùng được thiết kế tăng ga tự động theo tải trọng làm việc hoặc xe máy chuyên dùng có ống xả được thiết kế đặc biệt mà không thể đưa đầu lấy mẫu khí thải vào ống xả thì không áp dụng kiểm tra khí thải.

v) Năm sản xuất của xe được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau: thông tin về năm sản xuất trên nhãn mác nguyên thủy của nhà sản xuất được gắn trên xe; thông tin về năm sản xuất do nhà sản xuất xe cung cấp hoặc tra cứu từ nhà sản xuất; thông tin về năm sản xuất trên tài liệu của nhà sản xuất như: tài liệu về tính năng và thông số kỹ thuật của xe, sổ tay thông số kỹ thuật của xe; thông tin về năm sản xuất trong bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy hủy đăng ký xe của cơ quan thẩm quyền nước ngoài; năm sản xuất được tra cứu từ số nhận dạng của xe (số VIN, số PIN) hoặc số khung của xe tại phần mềm tra cứu của các tổ chức, hiệp hội quốc tế cung cấp thông tin về xe. Trường hợp xe được sản xuất trên xe cơ sở thì năm sản xuất của xe được xác định theo năm sản xuất của xe cơ sở.

Điều 5. Hồ sơ đăng ký kiểm tra

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xe nhập khẩu gồm có các tài liệu sau:

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại mục I của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thông tin xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất, trong đó phải có thông số kỹ thuật cơ bản và thông số kỹ thuật đặc trưng (nếu có) đối với loại xe tương ứng được nêu trong Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Tài liệu đối với các loại xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 15.000 kg trở lên, xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, phải có thông số về khả năng chịu tải của trục xe. Trường hợp xe nhập khẩu là xe được sản xuất từ xe cơ sở thì phải cung cấp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật của xe hoàn thiện và xe cơ sở;

d) Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;

đ) Giấy chứng nhận kiểu loại phụ tùng đối với lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

e) Thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu cấp cho nhà sản xuất xe;

g) Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất;

h) Hóa đơn thương mại kèm danh mục hàng hóa hoặc tài liệu có giá trị tương đương;

i) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy hoặc số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ điện tử;

k) Báo cáo thử nghiệm khí thải;

l) Báo cáo thử nghiệm an toàn;

m) Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực không quá 12 tháng đến thời điểm xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thể hiện xe ô tô đã được đăng ký lưu hành trước khi được nhập khẩu về Việt Nam;

n) Tài liệu chứng minh xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy thuộc kiểu loại được phép lưu hành tại quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;

o) Bản đăng ký mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;

p) Báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng kèm theo các tài liệu khi thực hiện thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng;

q) Bản xác nhận kế hoạch kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Quy định về miễn, giảm tài liệu; loại tài liệu; thời điểm nộp tài liệu

a) Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o, p của khoản 1 Điều này là bản sao có xác nhận của người nhập khẩu;

b) Tài liệu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: người nhập khẩu nộp 01 bản sao đối với mỗi kiểu loại khi nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra và nộp bổ sung bản sao của các xe cho cơ quan chứng nhận trước khi kiểm tra xe thực tế;

c) Tài liệu quy định tại điểm i khoản 1 Điều này phải được nộp trước khi kiểm tra;

d) Tài liệu quy định tại điểm k, l, o, p khoản 1 Điều này được nộp sau khi có kết quả thử nghiệm;

đ) Tài liệu quy định tại điểm g khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với hồ sơ đăng ký kiểm tra của kiểu loại xe ô tô thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;

e) Tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với xe ô tô chưa qua sử dụng thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ- CP và được sản xuất từ quốc gia áp dụng phương thức quản lý chứng nhận theo kiểu loại nêu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp thuộc đối tượng áp dụng phương thức kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu);

g) Các tài liệu quy định tại các điểm d, đ, e của khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau: xe ô tô thuộc đối tượng nêu tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng;

h) Tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 không áp dụng đối với xe ô tô chưa qua sử dụng thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ- CP và được sản xuất từ quốc gia áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận nêu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Các tài liệu quy định tại các điểm d, đ, e, k, l của khoản 1 Điều này không áp dụng đối với: xe ô tô đã qua sử dụng; xe cơ giới thuộc đối tượng áp dụng phương thức kiểm tra từng xe chưa qua sử dụng; xe máy chuyên dùng;

k) Tài liệu quy định tại điểm m khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với xe ô tô đã qua sử dụng;

l) Tài liệu quy định tại điểm n khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy thuộc đối tượng áp dụng tại điểm a khoản 4 Điều 6 của Thông tư này;

m) Tài liệu quy định tại điểm o, p khoản 1 Điều này áp dụng đối với các loại xe phải chứng nhận mức tiêu thụ năng lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (trừ đối tượng nêu tại khoản 4, 5 Điều 6 của Thông tư này);

n) Miễn tài liệu quy định tại điểm i khoản 1 Điều này đối với trường hợp kiểm tra xe khi chưa mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu và xe được bảo quản trong khu vực quản lý của cơ quan hải quan cửa khẩu;

o) Trường hợp kiểu loại xe nhập khẩu không thuộc đối tượng phải áp dụng phương thức kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu và người nhập khẩu cung cấp được số của giấy chứng nhận đã cấp cho xe cùng kiểu loại thuộc hồ sơ lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của cơ quan chứng nhận có tài liệu quy định tại điểm c, đ, e, k, l, o, p khoản 1 Điều này thì được miễn nộp tài liệu tương ứng với tài liệu tham chiếu được trong hồ sơ lưu trữ nêu trên;

p) Trường hợp trong chứng từ nhập khẩu không có số động cơ của xe (trừ trường hợp rơ moóc, sơ mi rơ moóc), người nhập khẩu có thể bổ sung số động cơ vào hồ sơ đăng ký kiểm tra trước khi kiểm tra xe thực tế;

q) Tài liệu quy định tại điểm q khoản 1 Điều này được nộp trước khi thực hiện kiểm tra.

Điều 6. Phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu

Phương thức này áp dụng đối với lô xe cơ giới chưa qua sử dụng (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này và xe chở người bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trên đường chuyên dùng, đường nội bộ) và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thuộc kiểu loại xe nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;

b) Định kỳ 36 tháng tính từ thời điểm cấp giấy chứng nhận cho lô hàng hóa cùng kiểu loại được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam, mẫu thử nghiệm sẽ được chọn ngẫu nhiên trong lô hàng nhập khẩu theo đề nghị của người nhập khẩu nhưng không sớm hơn 06 tháng trước khi kết thúc thời hạn 36 tháng nêu trên;

c) Kiểu loại xe ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP được sản xuất từ quốc gia áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận nêu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này thì định kỳ giữa chu kỳ áp dụng phương thức kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu (không quá 20 tháng tính từ ngày cấp giấy chứng nhận cho lô hàng đầu tiên của chu kỳ) cơ quan chứng nhận chủ trì, phối hợp với người nhập khẩu lấy mẫu ngẫu nhiên tại đại lý hoặc kho, bãi của người nhập khẩu (thuộc lô hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu) để thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp không có mẫu để thử nghiệm thì lấy mẫu ngẫu nhiên trong lô hàng nhập khẩu liền kề tiếp theo;

d) Xe ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP nhưng không có thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu hoặc không được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu (trừ trường hợp được sản xuất tại quốc gia áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận);

đ) Lô hàng hoá cùng kiểu loại với lô hàng nhập khẩu liền kề trước đó được cấp thông báo không đạt.

2. Kiểm tra xác nhận kiểu loại

Phương thức này áp dụng đối với xe ô tô chưa qua sử dụng thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP và đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:

a) Thuộc kiểu loại đã được cấp giấy chứng nhận;

b) Không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này;

c) Trong thời gian 06 tháng liên tiếp, kiểu loại xe được kiểm tra phải đạt được các yêu cầu sau: không có trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kiểm tra; không có trường hợp không đạt yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

d) Cơ quan chứng nhận không nhận được khiếu nại, tố cáo, phản ánh liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật hoặc bảo vệ môi trường đối với kiểu loại xe.

3. Kiểm tra xác suất

Phương thức này áp dụng đối với xe chưa qua sử dụng và không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1, 2, 4 Điều này.

4. Kiểm tra từng xe chưa qua sử dụng

Phương thức này áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu đơn chiếc có tờ khai hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch và thuộc kiểu loại xe được phép lưu hành tại quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;

b) Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và có tài liệu thể hiện tiêu chuẩn khí thải của xe tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;

c) Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

d) Xe ô tô được thiết kế chỉ để hoạt động trong các khu vực nhà ga, bến cảng, sân bay, khu vui chơi, giải trí, công trường hoặc có kết cấu, thông số kỹ thuật không phù hợp để hoạt động trên đường giao thông công cộng và có tài liệu thể hiện tiêu chuẩn khí thải của xe tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;

đ) Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được thiết kế chỉ để hoạt động trong các khu vực nhà ga, bến cảng, sân bay, khu vui chơi, giải trí, công trường hoặc có kết cấu, thông số kỹ thuật không phù hợp để hoạt động trên đường giao thông công cộng.

5. Kiểm tra từng xe đã qua sử dụng

Phương thức này áp dụng đối với xe đã qua sử dụng nhập khẩu.

Điều 7. Nội dung kiểm tra

1. Đối với phương thức kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu, nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

b) Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của các xe trong lô hàng và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

c) Xác định các kiểu loại có trong lô hàng. Chọn 01 mẫu ngẫu nhiên đối với mỗi kiểu loại để kiểm tra đối chiếu xe mẫu với các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra và để thử nghiệm. Yêu cầu thử nghiệm đối với mỗi loại xe cơ giới được nêu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Kiểm tra, đánh giá lại hồ sơ sau khi người nhập khẩu bổ sung Báo cáo thử nghiệm an toàn, Báo cáo thử nghiệm khí thải.

2. Đối với phương thức kiểm tra xác nhận kiểu loại, nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

b) Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của các xe trong lô hàng và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra.

3. Đối với phương thức kiểm tra xác suất, nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

b) Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của các xe trong lô hàng và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

c) Xác định các kiểu loại có trong lô hàng. Chọn 01 mẫu ngẫu nhiên đối với mỗi kiểu loại và kiểm tra đối chiếu xe mẫu với các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

d) Đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trên đường chuyên dùng, nội bộ: ngoài các yêu cầu nêu trên, phải kiểm tra xe mẫu theo các nội dung quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ QCVN 119:2024/BGTVT;

đ) Đối với xe máy chuyên dùng: ngoài các yêu cầu nêu trên, phải kiểm tra xe mẫu theo các nội dung quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng QCVN 13:2024/BGTVT, bao gồm: yêu cầu chung, hệ thống phanh (không áp dụng kiểm tra hiệu quả phanh), hệ thống điều khiển, hệ thống công tác (không áp dụng kiểm tra thử tải), hệ thống chiếu sáng và tín hiệu, khí thải, tiếng ồn.

4. Đối với phương thức kiểm tra từng xe chưa qua sử dụng, nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

b) Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của xe và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

c) Kiểm tra xác nhận thông số của xe, bao gồm: loại phương tiện, tình trạng phương tiện, nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại, nước sản xuất, năm sản xuất, thông số kỹ thuật cơ bản nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với loại xe tương ứng và đảm bảo kích thước, khối lượng và sự phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe tương ứng.

d) Kiểm tra khí thải của xe theo yêu cầu và phương pháp đo mức 4 đối với ô tô, mức 2 đối với xe mô tô, xe gắn máy quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

5. Đối với phương thức kiểm tra từng xe đã qua sử dụng, nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

b) Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của xe và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

c) Kiểm tra xác nhận thông số của xe, bao gồm: loại phương tiện, tình trạng phương tiện, nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại, nước sản xuất, năm sản xuất, thông số kỹ thuật cơ bản, thông số kỹ thuật đặc trưng (nếu có) nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với loại xe tương ứng và đảm bảo kích thước, khối lượng và sự phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe tương ứng.

d) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường:

Đối với xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ: kiểm tra theo yêu cầu quy định tại mục 2 “Quy định kỹ thuật” của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông đường bộ QCVN 122:2024/BGTVT (không áp dụng kiểm tra các hạng mục: biển số đăng ký, màu xe, biểu trưng, thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát, hiệu quả phanh và trượt ngang, độ lệch của đèn chiếu sáng phía trước). Riêng khí thải phải đáp ứng được yêu cầu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng.

Đối với xe máy chuyên dùng: kiểm tra theo quy định tại mục 2.2 của Quy chuẩn quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng QCVN 13:2024/BGTVT (không áp dụng kiểm tra thử tải và kiểm tra hiệu quả phanh).

Điều 8. Đánh giá đảm bảo chất lượng đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài

1. Nội dung đánh giá:

Cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá đảm bảo chất lượng đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài (đánh giá COP) theo đề nghị của người nhập khẩu, bao gồm các nội dung:

a) Kiểm tra hồ sơ pháp lý của nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài được đánh giá lần đầu gồm các tài liệu liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, quyền sử dụng mặt bằng nhà xưởng, các chứng nhận (nếu có) IATF 16949:2016, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 còn hiệu lực hoặc tương đương;

b) Đánh giá sự phù hợp trong sản xuất, lắp ráp với các kiểu loại ô tô nhập khẩu về Việt Nam nhằm đảm bảo chất lượng và duy trì tính ổn định sản phẩm gồm các quy định, quy trình, hướng dẫn công việc của nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài: kiểm soát chất lượng linh kiện vật tư đầu vào; kiểm soát chất lượng trên từng công đoạn sản xuất, lắp ráp; kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa; kiểm tra chất lượng xuất xưởng; bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị; bảo hành, triệu hồi sản phẩm; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; lưu trữ và kiểm soát hồ sơ kiểm tra chất lượng; truy xuất nguồn gốc phụ tùng và sản phẩm;

c) Đánh giá các hạng mục, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng ô tô xuất xưởng căn cứ theo quy định của nhà sản xuất ô tô nước ngoài để đảm bảo xe sản xuất hàng loạt phù hợp với mẫu thử nghiệm, bao gồm: kiểm tra lực phanh, kiểm tra góc đặt bánh xe (đối với ô tô có hệ thống treo trước độc lập), kiểm tra độ trượt ngang bánh dẫn hướng (đối với ô tô có hệ thống treo trước phụ thuộc), kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ và kiểm tra cường độ, độ lệch chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước;

d) Đánh giá hoạt động thực tế của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng xuất xưởng ô tô;

đ) Lấy mẫu ngẫu nhiên ô tô được sản xuất, lắp ráp với mục đích nhập khẩu về Việt Nam hoặc ô tô tương đương cùng kiểu loại đã được nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài kiểm tra đạt yêu cầu xuất xưởng để kiểm tra, đối chiếu với Báo cáo thử nghiệm của nước ngoài hoặc của Việt Nam. Tại thời điểm đánh giá nếu nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài không có mẫu xe đáp ứng yêu cầu nêu trên, lấy mẫu ngẫu nhiên trong lô hàng nhập khẩu về Việt Nam hoặc tại kho của nhà nhập khẩu;

e) Miễn đánh giá COP trong trường hợp kiểu loại ô tô nhập khẩu được sản xuất, lắp ráp tại cùng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu nếu quy trình công nghệ, sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra tương tự hoặc đơn giản hơn so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại ô tô đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP;

g) Đánh giá COP bổ sung trong trường hợp kiểu loại ô tô nhập khẩu được sản xuất, lắp ráp tại cùng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu nhưng khác với quy trình công nghệ, sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra của kiểu loại ô tô đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP nêu trên (chỉ đánh giá COP bổ sung đối với trường hợp sản xuất, lắp ráp ô tô hybrid, ô tô thuần điện nếu đã có thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu đối với việc sản xuất, lắp ráp ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch). Việc đánh giá COP bổ sung có thể thực hiện bằng cách đánh giá thông qua tài liệu của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài hoặc đánh giá tại nhà máy sản xuất, lắp ráp của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài nếu không đủ căn cứ để kết luận khi đánh giá tài liệu của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài.

2. Kết quả đánh giá

Sau khi đánh giá các nội dung, hạng mục nêu trên đạt yêu cầu, cơ quan chứng nhận cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu cho nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài, nơi nhận là người nhập khẩu.

Trường hợp đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong vòng 06 tháng kể từ ngày có kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, nếu nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài không khắc phục được sự không phù hợp, cơ quan chứng nhận cấp thông báo kết quả đánh giá COP không đạt yêu cầu cho nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài, nơi nhận là người nhập khẩu.

3. Hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP

a) Hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu là 36 tháng tính từ ngày kết thúc đánh giá COP đạt yêu cầu.

b) Trong vòng 03 tháng trước ngày thông báo kết quả đánh giá COP của kỳ đánh giá trước đó hết hiệu lực, cơ quan chứng nhận có thể đánh giá COP định kỳ, thời điểm đánh giá theo đề nghị của người nhập khẩu. Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu, hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP định kỳ được bắt đầu từ ngày thông báo kết quả đánh giá COP lần trước đó hết hiệu lực. Nếu kết quả đánh giá không đạt yêu cầu thuộc một trong các nội dung: sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, không phù hợp với kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận; không thực hiện kiểm tra xuất xưởng sản phẩm; kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng xuất xưởng không thực hiện đúng hướng dẫn kiểm tra chất lượng xuất xưởng, thiết bị kiểm tra do nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đã ban hành tại vị trí được đảm nhiệm; cấp phiếu xuất xưởng không phù hợp với kiểu loại xe đã chứng nhận thì kết quả đánh giá COP trước đó không còn giá trị kể từ ngày kết luận báo cáo kết quả đánh giá COP. Sau khi nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài khắc phục các nội dung không đạt, hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP định kỳ được bắt đầu từ ngày thông báo kết quả đánh giá COP lần trước đó hết hiệu lực.

c) Trường hợp người nhập khẩu đề nghị đánh giá định kỳ sau ngày thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu của kỳ đánh giá trước hết hiệu lực (thông báo kết quả đánh giá COP bị gián đoạn), hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP định kỳ được bắt đầu từ ngày kết thúc đánh giá COP định kỳ đạt yêu cầu.

d) Hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu trong trường hợp miễn đánh giá COP hoặc đánh giá COP bổ sung quy định tại điểm e, g khoản 1 Điều này sẽ trùng với hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu của kiểu loại xe được sử dụng làm căn cứ để miễn đánh giá COP hoặc đánh giá COP bổ sung tương ứng.

Mục 2. PHỤ TÙNG XE CƠ GIỚI

Điều 9. Trình tự, thủ tục thực hiện

1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra

Người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này và nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (nộp hồ sơ điện tử). Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu nộp hồ sơ giấy cho cơ quan chứng nhận theo các địa chỉ công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chứng nhận.

2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra

Cơ quan chứng nhận tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và trả kết quả trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày người nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, cụ thể như sau: trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận ký xác nhận vào bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, hệ thống tự động cấp số đăng ký kiểm tra và gửi lên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc cơ quan chứng nhận cấp số đăng ký kiểm tra, ký xác nhận vào bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu, trả lại người nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan cửa khẩu; trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu bổ sung, sửa đổi.

Cơ quan chứng nhận có quyền từ chối tiếp nhận hoặc trả lại hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo cho người nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này (đối với hồ sơ giấy) đối với một trong các trường hợp sau:

a) Phụ tùng không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;

b) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra thể hiện phụ tùng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP;

c) Tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam;

d) Quá 45 ngày kể từ ngày mở hồ sơ đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu không bổ sung đủ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này đối với hồ sơ đăng ký kiểm tra trước đó (trừ: trường hợp bất khả kháng, trường hợp đang thực hiện việc thử nghiệm mẫu hoặc đang đánh giá đảm bảo chất lượng đối với nhà máy sản xuất);

đ) Người nhập khẩu không thực hiện việc báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

e) Người nhập khẩu đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra hồ sơ

Sau khi người nhập khẩu bổ sung đầy đủ các tài liệu quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều 10 của Thông tư này (đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo từng lô hàng phụ tùng) hoặc tài liệu quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 1 Điều 10 của Thông tư này (đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo kiểu loại phụ tùng), Cơ quan chứng nhận thực hiện kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo quy định, nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chứng nhận thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu bổ sung, sửa đổi.

4. Cấp Chứng chỉ chất lượng

Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định, cơ quan chứng nhận cấp Chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc bản giấy (đối với hồ sơ giấy hoặc trường hợp bất khả kháng không thể cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) cho mỗi kiểu loại phụ tùng trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, cụ thể như sau:

a) Cấp giấy chứng nhận cho kiểu loại phụ tùng nhập khẩu đối với trường hợp có đầy đủ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và Báo cáo thử nghiệm phụ tùng đạt yêu cầu;

b) Cấp giấy chứng nhận cho lô hàng phụ tùng nhập khẩu đối với trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra có các tài liệu quy định tại điểm a, b, d, đ, e khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và Báo cáo thử nghiệm phụ tùng đạt yêu cầu;

c) Cấp thông báo không đạt đối với các trường hợp sau: Báo cáo thử nghiệm phụ tùng không đạt yêu cầu; không bổ sung đầy đủ hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày được thông quan hàng hóa hoặc tạm giải phóng để đưa hàng hóa về bảo quản (trừ: trường hợp bất khả kháng, trường hợp đang thực hiện việc thử nghiệm mẫu hoặc đánh giá đảm bảo chất lượng đối với nhà máy sản xuất);

d) Cấp thông báo vi phạm đối với phụ tùng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau: phụ tùng nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra hoặc phụ tùng nhập khẩu có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam; các trường hợp khác thuộc đối tượng bị xử lý hành chính là tịch thu hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu.

5. Xử lý các trường hợp phát sinh

a) Đối với kiểu loại phụ tùng đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, người nhập khẩu được miễn mở hồ sơ đăng ký kiểm tra trong khoảng thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, định kỳ 12 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu của kiểu loại phụ tùng này cho cơ quan chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ quan chứng nhận có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu khi phát hiện vi phạm về chất lượng an toàn kỹ thuật hoặc có khiếu nại, tố cáo, phản ánh có căn cứ liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phụ tùng nhập khẩu. Nếu kết quả kiểm tra, xác minh chưa đủ căn cứ để kết luận, cơ quan chứng nhận lấy mẫu phụ tùng trong kho bảo quản của người nhập khẩu hoặc trong lô hàng nhập khẩu kế tiếp để thử nghiệm. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Trường hợp lô phụ tùng nhập khẩu cùng kiểu loại có số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thử nghiệm theo quy định hoặc chi phí thử nghiệm lớn hơn giá trị của lô phụ tùng nhập khẩu cùng kiểu loại nêu trên thì có thể thay thế tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 bằng báo cáo thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận kiểu loại phụ tùng của nước ngoài hoặc tài liệu của nhà sản xuất thể hiện kiểu loại phụ tùng nhập khẩu được sản xuất phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Điều 10. Hồ sơ đăng ký kiểm tra

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra phụ tùng nhập khẩu gồm có các tài liệu sau:

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phụ tùng nhập khẩu theo mẫu quy định tại mục II của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thông tin về phụ tùng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; ảnh chụp sản phẩm linh kiện của mỗi kiểu loại (ảnh chụp tổng thể sản phẩm ở 2 mặt đối diện và các tem nhãn, các ký hiệu trên sản phẩm);

c) Thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu cấp cho nhà sản xuất phụ tùng;

d) Hóa đơn thương mại kèm danh mục hàng hóa;

đ) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ điện tử;

e) Báo cáo thử nghiệm phụ tùng cấp cho chính người nhập khẩu.

2. Quy định về miễn, giảm tài liệu; loại tài liệu; thời điểm nộp tài liệu

a) Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ, e của khoản 1 Điều này là bản sao có xác nhận của người nhập khẩu.

b) Tài liệu quy định tại điểm b, đ khoản 1 Điều này phải được nộp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa hoặc hàng hóa được phép đưa về bảo quản.

c) Tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận đối với kiểu loại phụ tùng nhập khẩu và phải nộp trước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Trường hợp đang trong thời gian chờ cấp thông báo kết quả đánh giá COP thì người nhập khẩu có thể cung cấp báo cáo kết quả đánh giá COP và trong vòng 90 ngày phải bổ sung thông báo kết quả đánh giá COP.

d) Tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải nộp trước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

đ) Miễn tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 Điều này đối với các trường hợp nhập khẩu phụ tùng để phục vụ hoạt động triệu hồi, sửa chữa, thay thế, bảo hành xe cơ giới hoặc trường hợp số lượng nhập khẩu dưới 15 chiếc nếu thỏa mãn một trong ba điều kiện sau: cùng kiểu loại với phụ tùng đã được cấp Báo cáo thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận; cùng kiểu loại với phụ tùng lắp trên xe cơ giới đã được chứng nhận; cùng kiểu loại với phụ tùng có báo cáo thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận được cấp bởi cơ sở thử nghiệm nước ngoài.

Điều 11. Nội dung đánh giá đảm bảo chất lượng đối với nhà máy sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài

1. Nội dung đánh giá:

Cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá đảm bảo chất lượng đối với doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài (đánh giá COP) theo thời gian do người nhập khẩu đề nghị, bao gồm các nội dung:

a) Kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài được đánh giá lần đầu gồm các tài liệu liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, quyền sử dụng mặt bằng nhà xưởng, các chứng nhận (nếu có) IATF 16949:2016, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 còn hiệu lực hoặc tài liệu tương đương;

b) Đánh giá sự phù hợp trong sản xuất với các kiểu loại phụ tùng nhập khẩu nhằm đảm bảo chất lượng và duy trì tính ổn định sản phẩm gồm các quy định, quy trình, hướng dẫn công việc của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài: kiểm soát chất lượng linh kiện vật tư đầu vào; kiểm soát chất lượng trên từng công đoạn sản xuất; kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa; kiểm tra chất lượng xuất xưởng; bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị; bảo hành sản phẩm (trừ trường hợp phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp xe tại Việt Nam); đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; lưu trữ và kiểm soát hồ sơ kiểm tra chất lượng; truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

c) Đánh giá các hạng mục, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng xuất xưởng phụ tùng căn cứ theo quy định của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài để đảm bảo phụ tùng sản xuất hàng loạt phù hợp với mẫu thử nghiệm;

d) Đánh giá COP bổ sung trong trường hợp kiểu loại phụ tùng nhập khẩu được sản xuất tại cùng nhà máy sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu nhưng khác với quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kiểm tra của kiểu loại phụ tùng nhập khẩu đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP nêu trên. Việc đánh giá COP bổ sung có thể thực hiện bằng cách đánh giá thông qua tài liệu của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài hoặc đánh giá tại nhà máy sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài nếu không đủ căn cứ để kết luận khi đánh giá tài liệu của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài.

2. Kết quả đánh giá

Sau khi đánh giá các nội dung, hạng mục nêu trên đạt yêu cầu, cơ quan chứng nhận cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu cho doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài, nơi nhận là người nhập khẩu.

Trường hợp đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong vòng 06 tháng kể từ ngày có kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, nếu doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài không khắc phục được sự không phù hợp, cơ quan chứng nhận cấp thông báo kết quả đánh giá COP không đạt yêu cầu cho nhà máy sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài, nơi nhận là người nhập khẩu.

3. Miễn đánh giá COP trong các trường hợp sau:

a) Kiểu loại phụ tùng nhập khẩu được sản xuất tại cùng nhà máy sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài đã được cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu nếu quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra không có sự thay đổi cơ bản hoặc đơn giản hơn so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại phụ tùng đã được đánh giá COP;

b) Doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nước ngoài đã được cơ quan chứng nhận đánh giá lần đầu (tính từ ngày Nghị định số 116/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), có thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu còn hiệu lực, không bị gián đoạn sản xuất quá 90 ngày và người nhập khẩu cung cấp được Tài liệu ECE phù hợp với quy định và còn hiệu lực.

4. Hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP

a) Trường hợp đánh giá COP lần đầu hoặc định kỳ đạt yêu cầu, cơ quan chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá COP và quy định tại Phụ lục XVII để cấp thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu có hiệu lực 36 tháng, 24 tháng hoặc 12 tháng tính từ ngày kết thúc đánh giá COP đạt yêu cầu;

b) Hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu đối với trường hợp miễn đánh giá COP định kỳ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này được căn cứ theo ngày hiệu lực của Tài liệu ECE. Khi Tài liệu ECE hết hiệu lực thì người nhập khẩu phải bổ sung Tài liệu ECE mới phù hợp với quy định và còn hiệu lực. Trường hợp chưa cung cấp được Tài liệu ECE thì người nhập khẩu cung cấp báo cáo kết quả đánh giá COP và trong vòng 90 ngày người nhập khẩu phải bổ sung Tài liệu ECE phù hợp với quy định và còn hiệu lực;

c) Trong vòng 03 tháng trước ngày thông báo kết quả đánh giá COP của kỳ đánh giá trước đó hết hiệu lực, cơ quan chứng nhận có thể đánh giá COP định kỳ theo đề nghị của người nhập khẩu. Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu, hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP định kỳ được bắt đầu từ ngày thông báo kết quả đánh giá COP lần trước đó hết hiệu lực; nếu kết quả đánh giá không đạt yêu cầu tại các hạng mục ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hiệu lực thông báo kết quả đánh giá COP sẽ bị tạm dừng ngay tại thời điểm kết thúc đánh giá. Sau khi nhà máy sản xuất phụ tùng nước ngoài khắc phục các nội dung không đạt, hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP định kỳ được bắt đầu từ ngày thông báo kết quả đánh giá COP lần trước đó hết hiệu lực;

d) Trường hợp người nhập khẩu đề nghị đánh giá định kỳ sau ngày thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu của kỳ đánh giá trước hết hiệu lực (thông báo kết quả đánh giá COP bị gián đoạn), hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP được bắt đầu từ ngày kết thúc đánh giá COP định kỳ đạt yêu cầu;

đ) Hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu trong trường hợp miễn đánh giá COP quy định tại điểm a khoản 3 Điều này hoặc đánh giá COP bổ sung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này sẽ trùng với hiệu lực của thông báo kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu của kiểu loại phụ tùng được sử dụng làm căn cứ để miễn đánh giá COP hoặc đánh giá COP bổ sung tương ứng.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ SỐ LIÊN PHÁT HÀNH, THỜI HẠN HIỆU LỰC, VIỆC CẤP ĐỔI, CẤP LẠI, ĐÌNH CHỈ, THU HỒI ĐỐI VỚI CHỨNG CHỈ CHẤT LƯỢNG

Điều 12. Số liên phát hành và thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ chất lượng

1. Trường hợp hồ sơ giấy, các liên được cấp như sau:

a) Đối với giấy chứng nhận hoặc thông báo miễn cấp cho xe: liên lưu, liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan, liên sử dụng để thu lệ phí trước bạ và đăng ký xe hoặc để giải quyết các thủ tục khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

b) Đối với giấy chứng nhận cấp cho phụ tùng, thông báo không đạt, thông báo vi phạm: liên lưu, liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan.

2. Trường hợp hồ sơ điện tử: cấp bản giấy khi chưa thực hiện việc kết nối sử dụng dữ liệu điện tử giữa cơ quan chứng nhận và cơ quan có liên quan đến giải quyết thủ tục hải quan, thuế, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ.

3. Thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ chất lượng

a) Các giấy chứng nhận, thông báo miễn, thông báo không đạt, thông báo vi phạm được cấp không có thời hạn, trừ trường hợp nêu tại điểm b của khoản này;

b) Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại phụ tùng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 của Thông tư này có thời hạn hiệu lực là 36 tháng.

Điều 13. Quy định về cấp đổi, cấp lại bản giấy đối với Chứng chỉ chất lượng

1. Bản giấy của Chứng chỉ chất lượng được cấp đổi trong trường hợp bị hỏng, cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hết hiệu lực hoặc thay đổi nội dung thông tin về tên, địa chỉ liên quan đến người nhập khẩu.

2. Người nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại bằng hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho cơ quan chứng nhận. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này trong đó nêu rõ nội dung là cấp đổi hay cấp lại.

b) Hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp cấp lại do Chứng chỉ chất lượng hết hiệu lực hoặc thay đổi nội dung thông tin về tên, địa chỉ liên quan đến người nhập khẩu trên chứng chỉ chất lượng và chỉ phải nộp các tài liệu có thay đổi nội dung hoặc hiệu lực).

3. Cấp đổi Chứng chỉ chất lượng do bị hỏng

Trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị Cơ quan chứng nhận tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ: trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ chất lượng.

Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan chứng nhận thực hiện như sau:

a) Cấp đổi bản chính Chứng chỉ chất lượng trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Khi nhận Chứng chỉ chất lượng, người nhập khẩu phải nộp lại bản chính Chứng chỉ chất lượng bị hỏng;

b) Trường hợp không cấp đổi, cơ quan chứng nhận có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Cấp lại Chứng chỉ chất lượng do bị mất

a) Trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị Cơ quan chứng nhận tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ: trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra, đánh giá cấp Chứng chỉ chất lượng.

b) Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản gửi người nhập khẩu và cơ quan hải quan, thuế, công an; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan chứng nhận hướng dẫn người nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ.

c) Sau 24 ngày làm việc, kể từ ngày phát hành văn bản nêu tại điểm a khoản này, nếu không nhận được phản hồi từ các cơ quan nêu tại điểm b khoản này, cơ quan chứng nhận sẽ cấp bản sao (của bản giấy hoặc bản điện tử) Chứng chỉ chất lượng; trường hợp không cấp lại, cơ quan chứng nhận có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Cấp lại Chứng chỉ chất lượng do thay đổi nội dung thông tin về tên, địa chỉ liên quan đến người nhập khẩu

Thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư này.

6. Cấp lại giấy chứng nhận đối với kiểu loại phụ tùng do hết hiệu lực

Thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư này. Mẫu thử nghiệm do cơ quan chứng nhận lấy ngẫu nhiên tại kho hàng của người nhập khẩu.

Điều 14. Quy định về đình chỉ, thu hồi Chứng chỉ chất lượng

1. Cơ quan chứng nhận đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại phụ tùng nhập khẩu và thông báo tới người nhập khẩu, cơ quan hải quan cửa khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc bằng văn bản nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thông báo kết quả đánh giá COP hết hiệu lực nhưng người nhập khẩu không cung cấp được một trong các tài liệu sau: thông báo kết quả đánh giá COP của chu kỳ mới, đạt yêu cầu; Tài liệu ECE phù hợp với quy định, còn hiệu lực; báo cáo kết quả đánh giá COP của kỳ đánh giá mới;

b) Quá 90 ngày kể từ ngày cung cấp báo cáo kết quả đánh giá COP nhưng không bổ sung được Tài liệu ECE của chu kỳ mới phù hợp với quy định;

c) Không thực hiện quy định về báo cáo tình hình nhập khẩu hoặc không thực hiện yêu cầu về lấy mẫu thử nghiệm quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 9 của Thông tư này.

2. Cơ quan chứng nhận hủy bỏ việc đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại phụ tùng nhập khẩu và thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cơ quan chứng nhận thông báo đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại phụ tùng nhập khẩu đó, người nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan chứng nhận thực hiện thu hồi Chứng chỉ chất lượng điện tử đã cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải và gửi văn bản thông báo về việc thu hồi Chứng chỉ chất lượng tới người nhập khẩu, cơ quan hải quan, thuế, công an, cụ thể như sau:

a) Thu hồi giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại phụ tùng nhập khẩu trong trường hợp người nhập khẩu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận mà người nhập khẩu vẫn không đáp ứng được yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này;

b) Thu hồi Chứng chỉ chất lượng trong trường hợp: người nhập khẩu giả mạo tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra; Chứng chỉ chất lượng được cấp trái quy định của pháp luật.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG, DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG XE CƠ GIỚI

Điều 15. Quy định chung về tiêu thụ năng lượng, dán nhãn năng lượng xe cơ giới

1. Người nhập khẩu phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới. Việc công khai mức tiêu thụ năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với các thông tin, mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe đã được chứng nhận;

b) Đăng tải thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe trên trang thông tin điện tử của người nhập khẩu, cơ sở kinh doanh xe (nếu có). Thông tin công khai phải được duy trì trong suốt thời gian người nhập khẩu, cơ sở kinh doanh xe cung cấp kiểu loại xe ra thị trường.

2. Các loại xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, trừ các trường hợp xe thuộc đối tượng nêu tại điểm a, b, c khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.

3. Đối với kiểu loại xe cơ giới thuộc đối tượng phải dán nhãn năng lượng, người nhập khẩu thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng theo quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên cơ sở mức tiêu thụ năng lượng đã được chứng nhận, thực hiện dán nhãn năng lượng cho các xe nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường.

4. Khuyến khích người nhập khẩu thực hiện việc đăng ký dán nhãn năng lượng đối với các loại xe không thuộc đối tượng nêu tại khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp kiểu loại xe đáp ứng được điều kiện mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với kiểu loại xe đã thực hiện thử nghiệm khí thải, mức tiêu thụ năng lượng, người nhập khẩu được phép sử dụng báo cáo kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng được cấp cho xe cùng kiểu loại nêu trên để làm thủ tục chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại mức tiêu thụ năng lượng.

Điều 16. Kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng xe cơ giới

1. Cơ quan chứng nhận tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dán nhãn năng lượng như sau:

a) Hàng năm, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc tuân thủ về công khai thông tin mức tiêu thụ năng lượng và thực hiện dán nhãn của người nhập khẩu, kinh doanh xe nhập khẩu;

b) Kiểm tra đột xuất trong trường hợp nhận được phản ánh, khiếu nại về dấu hiệu vi phạm quy định liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng của người nhập khẩu, kinh doanh xe cơ giới nhập khẩu.

2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm rõ ràng đối với mức tiêu thụ năng lượng đã được chứng nhận hoặc công bố, cơ quan chứng nhận yêu cầu người nhập khẩu phải thử nghiệm lại mức tiêu thụ năng lượng.

3. Trường hợp phát hiện các vi phạm liên quan đến việc dán nhãn năng lượng, cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương và nêu rõ nội dung vi phạm để Bộ Công Thương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TRIỆU HỒI HÀNG HÓA

Điều 17. Hàng hóa thuộc diện phải triệu hồi

Hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP phải triệu hồi trong trường hợp sau:

1. Hàng hóa triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất;

2. Hàng hóa triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan chứng nhận. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan chứng nhận được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Điều 18. Cách thức thực hiện việc triệu hồi

1. Đối với người nhập khẩu

Trường hợp hàng hóa đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, người nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan chứng nhận, người nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường hàng hóa thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục;

b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan chứng nhận, người nhập khẩu phải gửi tới cơ quan chứng nhận báo cáo bằng văn bản các nội dung sau: nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật, biện pháp khắc phục, số lượng hàng hóa phải triệu hồi, kế hoạch triệu hồi phù hợp;

c) Chủ động thực hiện việc triệu hồi và tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời người nhập khẩu phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách hàng hóa phải triệu hồi trên Trang thông tin điện tử của người nhập khẩu, các đại lý bán hàng kịp thời, đầy đủ.

2. Đối với cơ quan chứng nhận

a) Thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu về việc tiếp nhận kế hoạch triệu hồi và các yêu cầu bổ sung đối với chương trình triệu hồi (nếu có);

b) Yêu cầu người nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi;

c) Thông tin về hàng hóa bị triệu hồi trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chứng nhận;

d) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện triệu hồi của người nhập khẩu theo kế hoạch;

đ) Tạm dừng các thủ tục chứng nhận chất lượng đối với người nhập khẩu không thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này;

e) Cơ quan chứng nhận sẽ xem xét dừng thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với hàng hóa của cùng nhà sản xuất nếu người nhập khẩu cung cấp được bằng chứng nhà sản xuất đó không phối hợp để thực hiện kế hoạch triệu hồi;

g) Đối với hàng hóa thuộc diện triệu hồi mà chưa được cơ quan chứng nhận cấp Chứng chỉ chất lượng, cơ quan chứng nhận thông báo tới cơ quan hải quan nơi mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu để cho phép người nhập khẩu tạm giải phóng hàng để thực hiện việc khắc phục hàng hóa thuộc diện triệu hồi. Sau khi người nhập khẩu cung cấp danh sách hàng hóa đã được khắc phục lỗi theo quy định của nhà sản xuất, cơ quan chứng nhận thực hiện thủ tục chứng nhận theo quy định.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 19. Trách nhiệm của người nhập khẩu

1. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp lệ và hợp pháp của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho cơ quan chứng nhận.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với hàng hóa do mình nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm giữ nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo quy định để cơ quan chứng nhận thực hiện việc kiểm tra.

4. Chịu trách nhiệm chuyển mẫu tới cơ sở thử nghiệm và bảo đảm giữ nguyên trạng mẫu thử nghiệm theo quy định.

5. Phối hợp với cơ quan chứng nhận trong quá trình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

6. Triệu hồi ô tô thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP có khuyết tật theo quy định của Thông tư này. Chủ động thực hiện khắc phục lỗi hoặc thu hồi đối với các sản phẩm khác có khuyết tật theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hoá và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, báo cáo kết quả thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan chứng nhận.

7. Trường hợp xảy ra sự cố giao dịch điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia để phối hợp giải quyết.

8. Báo cáo bằng văn bản (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử) đến cơ quan chứng nhận theo định kỳ hằng năm và ngay sau thời gian kết thúc triệu hồi theo kế hoạch.

9. Báo cáo định kỳ liên quan đến việc dán nhãn năng lượng gửi về cơ quan chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các thông tin như sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ về việc dán nhãn năng lượng;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: số lượng các kiểu loại xe cơ giới dán nhãn năng lượng; tiêu thụ năng lượng trung bình chung trong 01 năm của mỗi người nhập khẩu;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: người nhập khẩu;

d) Cơ quan nhận báo cáo: cơ quan chứng nhận;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua hệ thống thư điện tử, các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ hằng năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

10. Dán bản chà số khung, số động cơ vào mặt sau giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu, thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu và đóng dấu giáp lai để phục vụ công tác đăng ký xe trực tuyến toàn trình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

11. Lưu trữ hồ sơ nhập khẩu tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm dừng nhập khẩu kiểu loại hàng hóa. Khi hủy các tài liệu này thì người nhập khẩu phải đảm bảo truy xuất được dữ liệu phục vụ cho việc triệu hồi sản phẩm.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan chứng nhận

1. Phát hành, quản lý Chứng chỉ chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận.

2. Thực hiện kiểm tra đột xuất lô hàng hóa nhập khẩu khi phát hiện hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, về vi phạm liên quan đến dán nhãn tiêu thụ năng lượng.

3. Thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm khi phát hiện người nhập khẩu, kinh doanh xe vi phạm các quy định liên quan đến việc dán nhãn năng lượng.

4. Công bố danh sách xe phải triệu hồi và nội dung triệu hồi lên Trang thông tin điện tử của cơ quan chứng nhận.

5. Phối hợp với người nhập khẩu và cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải để xử lý sự cố giao dịch điện tử theo quy định.

6. Công nhận, chỉ định và công khai danh sách các cơ sở thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm xe, phụ tùng phục vụ cho công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, mức tiêu thụ năng lượng xe cơ giới.

7. Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

8. Tổng hợp kết quả chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kết quả kiểm tra việc dán nhãn năng lượng đối với hàng hóa nhập khẩu để báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Quy định chuyển tiếp

1. Chứng chỉ chất lượng đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên chứng chỉ chất lượng.

2. Kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc công bố mức tiêu thụ năng lượng theo quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng mức tiêu thụ năng lượng đã được chứng nhận hoặc công bố để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo miễn tới thời điểm phải thử nghiệm xe mẫu định kỳ.

3. Kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải thử nghiệm xe mẫu trong vòng 36 tháng tính từ thời điểm kiểu loại xe này được thử nghiệm xe mẫu lần gần nhất.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Bãi bỏ các Thông tư và một số điều tại các Thông tư đã ban hành kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, cụ thể như sau:

a) Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu;

b) Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu;

c) Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP;

d) Thông tư số 05/2020/TT-BGTVT ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP;

đ) Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy;

e) Thông tư số 19/2014/TT-BGTVT ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng, Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.

3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT(H.Lưu)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Lâm

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết