BSCI LÀ GÌ?
BSCI viết tắt từ cụm từ "Business Social Compliance Initiative" là tên của tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội do Hiệp hội Ngoại Thương (FTA) nay là Hiệp hội kinh doanh toàn cầu về thương mại bền vững (Amfori) ban hành vào năm 2003. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá phù hợp với Trách nhiệm xã hội của một tổ chức.
TIÊU CHUẨN BSCI PHIÊN BẢN MỚI NHẤT
Hiện nay, trên trang chủ của tổ chức Amfori (amfori.org), tiêu chuẩn BSCI 2.0 được cập nhật năm 2018 đề cập đến bản nâng cấp mới nhất cho hệ thống BSCI, trong đó kết hợp các hướng dẫn quốc tế mới nhất về kinh doanh và nhân quyền của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO -International Labor Organization), Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN - United Nation) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development).
11 nguyên tắc của bộ quy tắc ứng xử Amfori BSCI:
• Quyền tự do lập hiệp hội và quyền đàm phán tập thể
• Trả công công bằng
• An toàn, vệ sinh lao động
• Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi
• Không sử dụng lao động lệ thuộc
• Hành vi kinh doanh có đạo đức
• Không phân biệt đối xử
• Giờ công làm việc xứng đáng
• Không sử dụng lao động trẻ em
• Không cung cấp việc làm tạm thời
• Bảo vệ môi trường
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG BSCI
• Về lãnh đạo doanh nghiệp: Điều kiện tiên quyết tạo nên thành công trong việc áp dụng và duy trì trách nhiệm xã hội BSCI xuất phát từ cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách BSCI và tuân thủ áp dụng trách nhiệm xã hội trên thực tế.
• Về yếu tố con người: Huy động và khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong công ty giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng BSCl. Bởi vậy, công ty cần cung cấp các khóa đào tạo và trang bị kiến thức về BSCI cho các thành viên của mình để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về các yêu cầu của tiêu chuẩn.
• Về công nghệ thiết bị: Bên cạnh yếu tố con người thì sự tiên tiên, hiện đại của trang thiết bị công nghệ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng thành công trách nhiệm xã hội. Mặc dù BSCI có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp bất kể loại hình, lĩnh vực kinh doanh hay trình độ thiết bị công nghệ nhưng những doanh nghiệp sở hữu trình độ công nghệ thiết bị càng hiện đại thì việc áp dụng BSCI càng trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
• Về quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình áp dụng BSCI càng nhiều.
• Về chuyên gia tư vấn: Yêu cầu về chuyên gia tư vấn không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng đây lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công của kế hoạch xây dựng và áp dụng trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn BSCI tại các tổ chức, công ty. Các chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp với bối cảnh của tổ chức trong thời gian ngắn, đồng thời hỗ trợ đưa vào vận hành hệ thống với hiệu quả cao.
MỘT SỐ HỒ SƠ, BIỂU MẦU, QUY TRÌNH BSCI CẦN CÓ
• Giấy quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất/ hợp đồng thuê đất
• Thẩm định chất lượng công trình/ Kiểm định an toàn chịu lực công trình xây dựng (nếu không có hồ sơ xây dựng)
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/thuế
• Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)
• Giấy phép xây dựng và hồ sơ hoàn công (biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công công trình)
• Giấy phép sử dụng hóa chất nguy hiểm
• Nội quy lao động
• Thang bảng lương
• Thỏa ước lao động tập thể
• Quyết định chấp nhận ban chấp hành công đoàn
• Giấy phép thấm duyệt PCCC và hồ sơ thiết kế hệ thống PCCC
• Biên bản nghiệm thu hệ thống PCCC
• Phương án PCCC và Cứu nạn cứu hộ
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/Đề án bảo vệ môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường
• Giấy phép và hồ sơ hoàn công công trình bảo vệ môi trường
• Giấy phép xả thải
• Giấy phép khai thác và sử dụng nước ngầm
• Số đăng ký chủ nguồn thải nguy hại
• Giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt
• Báo cáo tai nạn lao động
• Báo cáo tình hình sử dụng chất thải nguy hại
• Bảo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
• Báo cáo y tế lao động
• Số theo dõi huấn luyện đào tạo Sơ cấp cứu
• Báo cáo tình hình sử dụng lao động
• Khai báo đối tượng kiểm định an toàn
• Báo cáo về tình hình bảo hiểm thất nghiệp
• Báo cáo về phòng chống bệnh nghề nghiệp
• Báo cáo giám sát môi trường
CÁCH XẾP HẠNG KHI ĐÁNH GIÁ BSCI
1. Loại A - Xuất sắc (Có giá trị trong 1 năm)
• Tương đương với mức độ hoàn thành từ 86 - 100%
• Có ít nhất 7 nội dung thực hiện đạt cấp độ A
• Không có nội dung nào ở cấp độ C, D, E
• Không cần phải thực hiện đánh giá theo dõi
2. Loại B - Đạt (Có giá trị trong 2 năm)
• Tương đương với mức độ hoàn thành từ 71 - 85%
• Nội dung thực hiện ở cấp độ C nhiều nhất là 3
• Không có nội dung nào ở cấp độ D, E
• Không cần phải thực hiện đánh giá theo dõi
3. Loại C - Có thể chấp nhận (Có giá trị trong 1 năm)
• Tương đương với mức độ hoàn thành từ 51 - 70%
• Nội dung thực hiện ở cấp độ D nhiều nhất là 2
• Không có nội dung nào ở cấp độ E
• Doanh nghiệp phải triển khai kế hoạch sửa đổi, khắc phục những điểm chưa tuân thủ trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất đánh
giá chính thức
• Cần tiến hành một cuộc đánh giá theo dõi trong vòng 12 tháng sau lần đánh giá gần nhất để xác nhận lại sự tuân thủ
4. Loại D - Không đủ để chấp nhận (Có giá trị trong 1 năm)
• Tương đương với mức độ hoàn thành từ 30 - 50%
• Nội dung thực hiện ở cấp độ E nhiều nhất là 6
• Doanh nghiệp phải triển khai kế hoạch sửa đổi, khắc phục những điểm chưa tuân thủ trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất đánh
giá chính thức
• Cần tiến hành một cuộc đánh giá tiếp theo trong vòng 12 tháng sau lần đánh giá gần nhất để xác nhận lại sự tuân thủ
5. Loại E - Không thể chấp nhận (Có giá trị trong 1 năm)
• Tương đương với mức độ hoàn thành từ 0 - 29%
• Nội dung thực hiện ở cấp độ E nhiêu nhất là 7
• Doanh nghiệp phải triển khai kế hoạch sửa đổi, khắc phục những điểm chưa tuân thủ trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất đánh
giá chính thức
• Cần tiến hành một cuộc đánh giá tiếp theo trong vòng 12 tháng sau lần đánh giá gần nhất để xác nhận lại sự tuân thủ
Nguồn: thuvientieuchuan