QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI AN TOÀN, VỆ SINH VIÊN
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định chế độ hoạt động của các thành viên trong mạng lưới ATVSV tại nhà máy của Công ty.
Điều 2: Các từ viết tắt
Điều 3: Nguyên tắc chung
a) Mạng lưới ATVSV là hình thức hoạt động về công tác ATVSLĐ của NLĐ. Nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của NLĐ và lợi ích của NSDLĐ. Mỗi tổ sản xuất trong Công ty phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Đối với các tổ phải chia theo ca hoặc làm việc phân tán hay quá đông người thì có thể bố trí thêm ATVSV để giám sát NLĐ được thuận lợi.
b) Mạng lưới ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của BCH Công đoàn cơ sở.
Điều 4: Tiêu chuẩn của ATVSV
NLĐ tham gia mạng lưới ATVSV phải là:
a) NLĐ trực tiếp
b) Am hiểu chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ
c) Tự nguyện, gương mẫu chấp hành các quy định về ATVSLĐ
d) Được NLĐ trong tổ bầu ra
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG MẠNG LƯỚI ATVSV
Điều 5: Trách nhiệm của người sử dụng lao động
a) Ra quyết định thành lập mạng lưới ATVSV trên cơ sở tham mưu của BCH công đoàn cơ sở.
b) Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới ATVSV.
c) Chi trả phụ cấp cho ATVSV theo qui định.
d) Cung cấp sổ nghi chép hàng ngày cho ATVSV.
đ) Tổ chức và chi phí cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho ATVSV.
Điều 6: Trách nhiệm của BCH công đoàn cơ sở
a) Hướng dẫn ATVSV hoạt động.
b) Thông qua sổ ghi chép hàng ngày của ATVSV, BCH công đoàn tổng hợp ý kiến NLĐ, đánh giá tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ tại nơi sản xuất. Tham gia với NSDLĐ các giải pháp ATVSLĐ.
c) Theo dõi tình hình hoạt động của ATVSV, đánh giá hoạt động, chấm điểm, tổ chức bình xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với ATVSV.
CHƯƠNG III
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN, CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA ATVSV
Điều 7. Nhiệm vụ của ATVSV
a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, PTBVCN; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về ATVSLĐ;
b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với NLĐ mới đến làm việc ở tổ;
d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về ATVSLĐ tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ đã kiến nghị với NSDLĐ mà không được khắc phục.
Điều 8. Quyền hạn của ATVSV
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà NDSLĐ tiến hành để bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm được thanh toàn hàng tháng và được xác định dựa trên mức độ hoàn thành các tiêu chi được nêu tại bảng 1.
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của ATVSV
Loại |
Tiêu chỉ |
Mức phụ cấp (đồng) |
A |
Hoàn thành 100% các chỉ tiêu sau đây:
|
500.000 |
B |
Đạt ít nhất 4 tiêu chí của loại A. |
400.000 |
C |
Đạt ít nhất 2 tiêu chí của loại A. |
300.000 |
D |
Nếu để xảy ra tai nạn lao động nặng. |
200.000 |
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
Điều 9. Hoạt động hàng ngày của ATVSV
9.1 Trước giờ làm việc
a) Nhắc nhở công nhân lao động trong tổ kiểm tra tình trạng an toàn máy, thiết bị, dụng cụ kỹ thuật, dụng cụ an toàn, hệ thống điện nơi mình làm việc, thực hiện quy trình, quy phạm an toàn khi làm việc.
b) Kiểm tra điều kiện môi trường nơi làm việc; tình trạng vệ sinh, mặt bằng nhà xưởng. Phát hiện tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, ghi chép vào sổ ATVSV để kịp thời báo cáo với người quản lý, bộ phận sửa chữa.
c) Kiểm tra, nhắc nhở việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của công nhân lao động, kiểm tra các biện pháp và phương án làm việc an toàn đối với các công việc đặc biệt nguy hiểm hoặc với các thiết bị có yếu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
d) Kịp thời yêu cầu tổ trưởng sản xuất bố trí, phân công khắc phục tình trạng thiếu vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc.
9.2. Trong lúc làm việc
a) Theo dõi, phát hiện những vi phạm quy trình, quy phạm của NLĐkhi làm việc.
b) Nhắc nhở công nhân lao động trong tổ thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm, nội quy lao động.
c) Phát hiện kịp thời những hỏng hóc của máy, thiết bị, sự cố phát sinh gây nguy hiểm đối với NLĐ, báo cáo cho cơ quan để xử lý.
9.3. Kết thúc công việc
a) Nhắc nhở công nhân lao động trong tổ làm vệ sinh công nghiệp, thu dọn mặt bằng.
b) Kiểm tra lại toàn bộ tình trạng an toàn của các máy, thiết bị, vật tư, hệ thống điện trong tổ trước khi ra về; ghi sổ theo dõi tình hình an toàn vệ sinh lao động.
c) Trao đổi với người quản lý về tình hình vệ sinh an toàn lao động trong ngày và biện pháp khắc phục.
Kết quả kiểm tra hàng ngày được ghi vào Sổ tay hoạt động hàng ngày theo mẫu 01 đính kèm quy chế này.
Điều 10. Chế độ thông tin của ATVSV:
a) Hàng ngày ghi chép, tập hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ; thông báo đến NLĐvề những vấn đề liên quan tới an toàn, vệ sinh lao động.
b) Kịp thời tham gia, kiến nghị với tổ trưởng sản xuất, công đoàn cơ sở và những người quản lý về những vấn đề liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, việc thực hiện các chế độ đối với NLĐ.
c) Thông báo đến công nhân lao động trong tổ về những hiện tượng thiếu an toàn, những vi phạm quy trình, quy phạm, những tai nạn lao động, sự cố xảy ra trong tổ và trong xí nghiệp để mọi người rút kinh nghiệm.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Tổ chức thực hiện
Điều 12: Điều khoản thi hành
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Công đoàn cơ sở phổ biến qui chế này đến người sử dụng lao động, người quản lý phân xưởng, công nhân lao động toàn công ty./.